Welcome to INTERNATIONAL CHESS SCHOOL

Chào mừng bạn đến với Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế - nơi khám phá tầm nhìn và xứ mệnh đặc biệt trong đào tạo cờ vua cho trẻ em! Chúng tôi tự hào mang đến một môi trường giáo dục thú vị và sáng tạo, nơi trẻ em có thể trải nghiệm và phát triển tiềm năng của mình thông qua trò chơi cờ vua đẳng cấp.

Tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế, chúng tôi luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển tư duy logic, khám phá khả năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng chiến thuật. Chúng tôi tin rằng cờ vua không chỉ là một trò chơi, mà còn là một công cụ giáo dục tuyệt vời để giúp trẻ em phát triển toàn diện và trở thành những người tư duy sắc bén trong tương lai. Xứ mệnh của chúng tôi là truyền cảm hứng và đánh thức tiềm năng cờ vua trong trẻ em, giúp các em phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, tự tin và sẵn sàng đối mặt với thử thách trong cuộc sống.

Tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế, chúng tôi tự hào có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và đam mê cờ vua. Họ sẽ không chỉ giảng dạy các em kỹ thuật và chiến thuật cờ vua, mà còn truyền đạt những giá trị văn hóa và đạo đức thông qua trò chơi này. Điều này giúp trẻ em phát triển không chỉ về mặt trí tuệ, mà còn về mặt nhân cách và tư duy đạo đức. Giúp các bậc cha mẹ có môi trường giáo dục tốt cho con cái - Nơi chia sẻ những tinh hoa nhất để giúp con bạn ngoan hơn, thông minh hơn, học giỏi hơn bằng bộ môn cờ vua.

INTERNATIONAL CHESS SCHOOL - TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ - KHAI MỞ TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TƯ DUY - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH

Website : www.daycovua.edu.vn - www.hoicovua.vn - www.hocovua.stt.vn - Email: coquocte@gmail.com - Liên hệ Hotline : 0902641618

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Vì sao Việt Nam ít giải cờ vua tính Elo?

  Kinh phí là vấn đề then chốt khiến Việt Nam chưa thể có nhiều giải đấu tính Elo quốc tế.

Theo thống kê của Liên đoàn Cờ vua thế giới FIDE, Việt Nam có 16 giải (hoặc bảng đấu trong giải) có tính Elo năm 2019, thời điểm trước khi Covid-19 lan rộng. Con số này không chỉ thấp hơn các nước hàng đầu khác ở châu Á như Ấn Độ 175 giải hay Trung Quốc 46 giải. Việt Nam cũng chỉ đứng thứ sáu ở Đông Nam Á về số giải tính hệ số, tương đương Indonesia.

Thống kê trên không hề tương xứng với thực lực của cờ vua Việt Nam hiện tại. Ở bảy giải đồng đội châu Á gần nhất, Việt Nam năm lần đứng trong top 3. Còn ở ba giải cá nhân châu Á gần nhất, Việt Nam cũng có hai nhà vô địch là Lê Quang Liêm (2019) và Võ Thị Kim Phụng (2017). Hay ở các giải trẻ châu Á, Việt Nam cũng thường có thành tích cao hàng đầu. Có thể coi nền cờ vua Việt Nam đang thuộc nhóm đầu châu lục.

Nhưng do chưa có nhiều giải đấu tính Elo, đặc biệt là các giải tầm cỡ quốc tế, Elo của nền cờ vua Việt Nam đang thấp hơn thực lực. Điều này đúng hơn với các kỳ thủ trẻ, khi họ thiếu môi trường cải thiện hệ số. "Elo thực lực của các kỳ thủ trẻ Việt Nam cứ phải cộng thêm 200 đơn vị nữa mới chuẩn", Đại kiện tướng nam Bùi Vinh nói với VnExpress.

Vì Elo đang thấp hơn thực lực, các kỳ thủ Việt Nam ngại thi đấu với nhau nếu giải tính Elo. Bởi khi đó Elo trung bình của giải sẽ không cao. Elo của các kỳ thủ sẽ không cải thiện được, hay thậm chí bị kéo xuống dù họ đạt kết quả không tệ. Hai yếu tố dẫn tới việc tăng giảm Elo của một kỳ thủ chính là Elo trung bình của các đối thủ, và số điểm đạt được từ giải đó.

Kỳ thủ Đầu Khương Duy tại giải cờ vua quốc gia 2020 tại Hà Nội. Duy đang có Elo 1.754 ở tuổi 11, nhưng từng thắng Đại kiện tướng Cao Sang với Elo trên 2.400 ba năm trước. Ảnh: Xuân Bình

Kỳ thủ Đầu Khương Duy tại giải cờ vua quốc gia 2020 tại Hà Nội. Duy đang có Elo 1.754 ở tuổi 11, nhưng từng thắng Đại kiện tướng Cao Sang với Elo trên 2.400 ba năm trước. Ảnh: Xuân Bình

"Nhiệm vụ đầu tiên là phải cải thiện Elo kỳ thủ Việt Nam lên đúng với thực lực", Bùi Vinh nói thêm. "Nhưng vấn đề này phức tạp, và phải được cải thiện dần dần".

Để tăng Elo của kỳ thủ Việt Nam cho đúng với kỳ lực, có hai phương án. Một là kỳ thủ ra nước ngoài thi đấu, ở những nơi kỳ thủ có Elo đúng với thực tế. Những nơi này là Ấn Độ, Nga, Mỹ hay các nước châu Âu. Phương án hai là Việt Nam mời những kỳ thủ quốc tế về đấu với các kỳ thủ Việt Nam. Cả hai phương án này đều vướng phải bài toán kinh phí.

Cờ vua không phải môn thể thao thu hút người xem, dù số lượng người chơi cờ không ít. FIDE thống kê có khoảng 300 triệu đến 600 triệu người chơi cờ thường xuyên. Nhưng không phải người chơi cờ nào cũng thích xem người khác đấu cờ, đặc biệt là với các kỳ thủ mạnh. Một người có Elo thấp sẽ khó hiểu được ván cờ của một Kiện tướng FIDE (FM) trở lên. Kỳ thủ phong trào cũng sẽ không hiểu vì Đại kiện tướng lại đi quân như vậy. Điều này khác với các môn thể thao đại chúng như bóng đá, quần vợt hay bóng rổ.

Nhưng đây là bài toán mà bất cứ nền cờ vua nào cũng gặp phải, và không dễ để thu hút các nhà tài trợ. "Kỳ thủ nhí của Việt Nam thiếu môi trường cọ xát, thi đấu, khi mỗi năm ở Việt Nam chỉ có giải HDBank là tính hệ số Elo", Siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm nói. "Điều này làm cho việc phát triển trình độ và đạt danh hiệu quốc tế khó khăn hơn rất nhiều. Trong khi đó, ở Mỹ và châu Âu, mỗi năm có rất nhiều giải trẻ, giải mở rộng, giải lấy chuẩn được tổ chức liên tục".

Câu hỏi được đặt ra là vì sao Việt Nam ít giải tính hệ số Elo?

Có thể chia những giải tính Elo làm ba nhóm: giải tính Elo trong nước, quốc tế và giải lấy chuẩn. Để một nước tổ chức những giải như này, FIDE đều yêu cầu liên đoàn cờ quốc gia đó phải nộp phí. Tuỳ vào số lượng kỳ thủ và Elo trung bình của giải, khoản phí phải nộp sẽ khác nhau. Nhưng khoản phí này thường không cao, không quá 10 euro (khoảng 250.000 đồng) cho một kỳ thủ dự giải mở. Số tiền này càng giảm nếu số kỳ thủ dự giải tăng lên.

Với giải tính Elo trong nước không lấy chuẩn, đây thường là cơ hội để các kỳ thủ kiếm những hệ số Elo đầu tiên. Theo quy định, một kỳ thủ chưa có Elo cần gặp ít nhất 5 kỳ thủ có Elo, và đạt tối thiểu 0,5 điểm trong 5 ván này. Hiện tại, một số CLB cờ vua ở Việt Nam đã tự tổ chức những giải như vậy để các kỳ thủ trẻ có những hệ số Elo đầu tiên.

Với giải tính Elo quốc tế, Elo trung bình của giải cũng phải đủ cao để thu hút các kỳ thủ nước ngoài tham dự. Nhưng cũng vì Elo của kỳ thủ Việt Nam thấp hơn thực tế, các kỳ thủ nước ngoài sẽ ít có nguyện vọng thi đấu ở đây. Bùi Vinh đã phối hợp tổ chức bốn giải cờ vua quốc tế Hà Nội mở rộng, nhưng các kỳ thủ dự giải hầu hết là người Việt Nam, và cũng hiếm có kỳ thủ Elo trên 2.000 tham dự.

Dallas Wilson là kỳ thủ quốc tế hiếm hoi dự giải, nhưng anh cũng sống ở Việt Nam trong thời gian đó. Kỳ thủ New Zealand đang có Elo 1.575 này nói với VnExpress: "Tôi đã bị một vài kỳ thủ 9, 10 tuổi ở Việt Nam huỷ diệt. Hệ số Elo của tôi hiện rất tệ. Kỳ thủ trẻ Việt Nam may mắn, vì được nhiều Đại kiện tướng dạy dỗ. Cờ vua rất phổ biến ở Việt Nam, và các kỳ thủ trẻ cũng được nhà nước hỗ trợ nhiều. Còn nhà nước New Zealand chẳng bao giờ hỗ trợ cho kỳ thủ, nên chúng tôi phải tự bỏ tiền túi dự giải".

Như Wilson đã nói, cờ vua Việt Nam may mắn khi được nhà nước hỗ trợ nhiều, so với các nước khác. Lệ phí dự các giải đấu tính Elo của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với quốc tế. Chẳng hạn các giải First Saturday tại Hungary, hay Third Saturday ở Montenegro, lệ phí mà từng kỳ thủ phải đóng thường từ 200 euro (5 triệu đồng) trở lên, dù ở bảng đấu có Elo trung bình thấp hay cao. Còn ở Việt Nam, các kỳ thủ thường không phải đóng quá 1 triệu đồng.

Dù ban tổ chức giải thường hỗ trợ kỳ thủ quốc tế lệ phí, nhưng mức độ thu hút của giải ở Việt Nam vẫn chưa đủ thuyết phục họ tới dự. Kỳ thủ nước ngoài vẫn phải bỏ tiền di chuyển và ăn ở tại đây, nếu họ không sống ở Việt Nam. Điều này khiến các kỳ thủ Việt Nam lại tự đánh với nhau, kéo Elo xuống thấp hơn.

Kiện tướng FIDE nữ Nguyễn Thiên Ngân thi đấu ở giải vô địch Đông Nam Á 2019 tại Bắc Giang. Elo hiện tại của cô là 1.861, nhưng từng vô địch cờ chớp quốc gia năm 2021. Ảnh: Xuân Bình

Kiện tướng FIDE nữ Nguyễn Thiên Ngân thi đấu ở giải vô địch Đông Nam Á 2019 tại Bắc Giang. Elo hiện tại của cô là 1.861, nhưng từng vô địch cờ chớp quốc gia năm 2021. Ảnh: Xuân Bình

Còn ở giải muốn lấy chuẩn, vấn đề lớn nhất chính là kinh phí. 

Ban tổ chức gần như bắt buộc phải thu hút được các nhà tài trợ. Với những giải kiếm chuẩn, FIDE quy định phải có kỳ thủ từ ít nhất 5 quốc gia góp mặt tại giải.

Để một kỳ thủ kiếm chuẩn, dù là Kiện tướng FIDE (WFM và FM), Kiện tướng quốc tế (WIM và IM) hay Đại kiện tướng (WGM và GM), các đối thủ thường phải có Elo cao, khoảng 2.000 trở lên. Nếu kỳ thủ muốn kiếm chuẩn IM hay GM, quy định càng khó khăn hơn. Chẳng hạn để kỳ thủ kiếm chuẩn IM, điều kiện cần là Elo trung bình của giải phải từ 2.230 trở lên. Và họ cũng cũng gặp ít nhất ba IM hoặc GM tại giải.

Nói cách khác, để tổ chức các giải kiếm chuẩn, ban tổ chức cần thu hút được một lượng kỳ thủ quốc tế theo yêu cầu. Những kỳ thủ này cũng có Elo cao, và có đẳng cấp. Lúc này, bài toán kinh phí xuất hiện.

Để mời được những kỳ thủ quốc tế có đẳng cấp, ban tổ chức sẽ phải đề nghị họ một khoản phí "lót tay"

Số tiền này có thể lên tới 500 USD (khoảng hơn 11 triệu đồng) hoặc hơn nữa, tuỳ vào đẳng cấp và Elo của kỳ thủ. Ngoài ra, ban tổ chức cũng cần hỗ trợ, hoặc chi trả một phần phí đi lại và ăn ở cho họ. Giải thưởng cũng phải ở mức đủ hấp dẫn để thu hút các kỳ thủ này. Không dễ gì để tổ chức một giải đấu kiếm chuẩn ở Việt Nam, nếu không có nhà tài trợ thành tâm.

Việt Nam không phải mảnh đất "màu mỡ" để các kỳ thủ quốc tế đến kiếm Elo, hay đạt chuẩn, cũng vì Elo của kỳ thủ Việt Nam thấp hơn thực lực. Kỳ thủ nước ngoài dễ có nguy cơ mất Elo hơn là được, nếu thi đấu ở Việt Nam. Để chấp nhận mạo hiểm, họ phải được bù đắp, không gì khác bằng thu nhập. Chưa kể ban tổ chức cũng cần chuẩn bị trang thiết bị để tổ chức giải, hay thù lao cho các trọng tài.

Ngay cả các kỳ thủ hàng đầu Việt Nam cũng không mừng khi thi đấu những giải tính Elo trong nước. Giải vô địch quốc gia (A1) vừa kết thúc hôm 5/3 là giải toàn quốc duy nhất tính Elo. Nhiều kỳ thủ trẻ dự giải có Elo thấp hơn thực lực tới vài trăm đơn vị. Elo trung bình của bảng nam là 2.005, còn bảng nữ là 1.731.

Kỳ thủ số hai Việt Nam Nguyễn Ngọc Trường Sơn cũng chưa từng vô địch quốc gia, chủ yếu vì anh ít dự giải. "Nếu tính Elo, ban tổ chức nên thắt chặt kỳ thủ dự giải", Đại kiện tướng nữ Võ Thị Kim Phụng nói với VnExpress. "Giải A1 hiện có xu hướng phong trào quá, nên mọi người đánh không hào hứng lắm. Vì vô địch cũng không có suất đi giải nào nữa".

Cờ vua Việt Nam đang rơi vào một vòng lặp luẩn quẩn

Elo hiện tại của nền cờ thấp hơn thực lực khoảng 200 đơn vị. Để cải thiện Elo, kỳ thủ cần được thi đấu với các kỳ thủ quốc tế. Nhưng kỳ thủ quốc tế không muốn thi đấu ở đây vì Elo trung bình của Việt Nam thấp hơn thực lực. Giải được bài toán này không thể chỉ là công việc ngắn hạn.

"Việt Nam đang có kế hoạch tổ chức thêm nhiều giải đấu tính Elo trong năm nay", Tổng thư ký Liên đoàn cờ Việt Nam - bà Nguyễn Thị Anh Thư - cho biết. "Trước và sau SEA Games, sẽ có hai giải đấu diễn ra tại Hà Nội. Liên đoàn cũng đã gửi thư mời các nước khác trong khu vực. Tiếc là hai năm qua Covid-19 khiến nhiều giải đấu bị trì hoãn".

Giải đầu tiên dự kiến diễn ra từ 8/4 đến 17/4 tại Hà Nội. Nhưng hiện tại Covid-19 Việt Nam và Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Thực trạng cờ vua Việt Nam hiện tại còn nhiều trở ngại khác, hóc búa không kém dịch bệnh. Nhưng ít nhất, những người làm cờ vua đã bắt đầu tìm lời giải cho bài toán này.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

Nữ đại kiện tướng cờ vua mạnh nhất mọi thời đại: 5 tuổi đánh cờ không cần nhìn, hạ gục siêu đại kiện tướng Kasparov trong 25 phút

 Kế hoạch nuôi dạy con theo cách này của cha mẹ Judit đã vấp phải nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, thí nghiệm nuôi dạy thiên tài của cha mẹ cô không chỉ tạo nên một tài năng như Judit, cả 2 chị gái của cô cũng là những ''báu vật quốc gia''.

5 tuổi đánh cờ vua không cần nhìn bàn cờ

Judit Polgar là một trong những nữ đại kiện tướng đầu tiên của làng cờ vua thế giới. Cô được mệnh danh nữ kỳ thủ mạnh nhất mọi thời đại. Cô gái này cũng nổi tiếng nhờ chỉ số IQ cao - 170.

Năm 5 tuổi, cô đánh bại một người bạn của gia đình mà không cần nhìn vào bàn cờ khi thi đấu. Lên 10 tuổi, Judpit đánh bại kiện tướng quốc tế Dolfi Drimer. Chiến thắng này đã trở thành sự kiện tiêu biểu đối với giới truyền thông khi đó. Sau đó 1 năm, Judit tiếp tục thắng đại kiện tướng Lev Gutman khi mới 11 tuổi, theo Biography.

Tháng 4/1986, Judit lần đầu tiên tham gia một giải đấu cờ vua tại Mỹ và giành giải thường 1.000 USD, xuất hiện trên trang nhất New York Times. Thời điểm đó, cô bị công kích dữ dội và cho rằng chỉ là "một con nhóc gặp may".

"Vốn tiếng Anh không đủ để tôi đáp trả lại hết sự cáo buộc gay gắt và vô lý đó. Tôi đã rất sốc và chỉ biết khóc trong phòng tắm", Judit nhớ lại. Tuy nhiên, cô chưa từng một lần muốn từ bỏ cờ vua. Sự việc càng khiến Judit thêm lì lợm và khát khao chứng tỏ những gì mình có được không phải do gặp may.

Không học bất kì trường lớp nào, cô gái trở thành nữ đại kiện tướng cờ vua mạnh nhất mọi thời đại: 5 tuổi đánh cờ không cần nhìn, hạ gục siêu đại kiện tướng Kasparov trong 25 phút - Ảnh 1.

Năm 15 tuổi, nữ sinh đạt danh hiệu kiện tướng, trở thành người nhanh nhất đạt được danh hiệu này. Judit cũng là kỳ thủ trẻ nhất lọt vào top 100 khi mới 12 tuổi. Tuy nhiên, Garry Kasparov, siêu đại kiện tướng cờ vua người Nga, được ví là kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử nước này, đã đánh giá Judit "mạnh, có tài nhưng không giỏi lắm".

Năm 1994, Kasparov có cơ hội tự mình kiểm tra các kỹ năng của Judit trong màn so tài với cô tại giải đấu Linares. Trận đấu gây tranh cãi khi Kasparov chạm tay vào quân mã, định tiến lên nhưng cuối cùng lại không di chuyển quân cờ này. Cuối cùng, phần thắng thuộc về Kasparov.

"Đó là một trận thua cay đắng, tôi đã rất tức giận và khóc rất nhiều", Judit nhớ lại. Trận thua này đã khiến cô có thành tích bết bát tại giải đấu năm 1994.

Khát khao nhận được sự tôn trọng từ các đối thủ nam và muốn khẳng định bản thân trong bảng xếp hạng những nam kỳ thủ mạnh nhất thế giới, Judit đăng ký tham gia giải "The rest of the world" năm 2002 để gặp lại Kasparov. Kết quả, cô đánh bại đại kỳ thủ lớn tuổi trong chưa đầy 25 phút và cho rằng đây là một trong những chiến thắng có ý nghĩa nhất cuộc đời mình.

Năm 2005, cô trở thành người phụ nữ duy nhất được chọn tham giải vô địch thế giới, đồng thời là người duy nhất có hệ số ELO đứng đầu thế giới từ tháng 1/1989 đến tháng 8/2015.

Chương trình giáo dục đặc biệt


Ngoài tài năng, điều giúp Judit Polgar trở thành một thiên tài đó là một dự án giáo dục đặc biệt do chính bố mẹ cô nghiên cứu. Với luận điểm ''thiên tài được tạo ra, không phải được sinh ra'', László Polgár - cha của Judit Polgar quyết định bắt tay thử nghiệm nuôi dạy thiên tài.


Ông khẳng định bất kỳ đứa trẻ khoẻ mạnh nào cũng có thể trở thành thiên tài ở một lĩnh vực nhất định như khoa học, thể thao, nghệ thuật. Điều quan trọng là phải dẫn dắt trẻ từ khi lên ba và bắt đầu đào tạo chuyên sâu từ năm 6 tuổi.


Không đến trường, Judit được bố mẹ dạy Toán, tiếng Anh, tiếng Nga, Anh, Đức và chơi cờ vua tại nhà. Tuy nhiên kế hoạch nuôi dạy thiên tài của László vấp phải tranh cãi, chỉ trích của hàng xóm và chính quyền địa phương. Phần lớn đều cho rằng ''học tại nhà không phải là cách tiếp cận kiến thức chính thống'' và điều mà vợ chồng ông làm đang cướp đi tuổi thơ của những đứa trẻ.


Không phải một mình Judit, 2 người chị của cô cũng được cha áp dụng phương pháp giáo dục này. Mỗi ngày 3 chị em dậy từ 6h, chơi bóng bàn cùng huấn luyện viên. Sau đó các cô trở về nhà, dành 5-6 tiếng luyện cờ vua.

Không học bất kì trường lớp nào, cô gái trở thành nữ đại kiện tướng cờ vua mạnh nhất mọi thời đại: 5 tuổi đánh cờ không cần nhìn, hạ gục siêu đại kiện tướng Kasparov trong 25 phút - Ảnh 2.

Judit và 2 người chị gái trở thành ''báu vật quốc gia'' khi sở hữu tài năng chơi cờ vua

Judit từng chia sẻ bản thân cô thời điểm đó bị ''ám ảnh'' về cờ vua. Tuy nhiên, Judit đã tìm thấy niềm vui tại môn thể thao này và hoà nhập với phương pháp giáo dục của bố mẹ.

Nhờ cách dẫn dắt tinh tế của bố, cả 3 chị em của Judit đều có niềm đam mê đặc biệt với môn thể thao trí tuệ. Nhiều năm miệt mài rèn luyện, Zsuzsa - người chị cả trở thành kỳ thủ cờ vua lão luyện. Cô là phụ nữ đầu tiên được phong dại kiện tướng thông qua các giải đấu với nam giới.

Người chị thứ 2 từng lọt vào top 6 kỳ thủ cờ vua hàng đầu thế giới. Cô giành chức vô địch quốc gia năm 7 tuổi và được biết đến với cái tên “Sack of Rome”.

Em út Judit là người có thành tích cao nhất trong ba chị em với hàng loạt các giải thường danh giá.

Sau nhiều thập kỷ nỗ lực, László Polgár đã chứng minh giả thuyết của mình có thể thành hiện thực.

Thí nghiệm nuôi dạy thiên tài của ông được đánh giá là một trong những thí nghiệm tuyệt vời nhất trong lịch sử giáo dục nhân loại. "Cha đẻ" của ba thiên tài cờ vua tin rằng mọi đứa trẻ khỏe mạnh đều là một thiên tài tiềm ẩn. Tài năng của trẻ có được bộc lộ hay không phụ thuộc vào sự nuôi dạy và nỗ lực của từng người.

Tổng hợp

Quang Liêm giành ngôi á quân Prague Masters

 Kỳ thủ số một Việt Nam mất chức vô địch vào tay Harikrishna Pentala sau trận hòa ở ván 9 tối 17/6.

Bước vào giải cờ vua Prague Masters 2022 với tư cách hạt giống số 4, Lê Quang Liêm thi đấu khá thành công khi giành á quân chung cuộc và thăng 2 bậc trên bảng xếp hạng thế giới.

Lê Quang Liêm trước khi bước vào ván cuối của giải có 5,5 điểm, xếp sau Harikrishna Pentala do kém chỉ số phụ. Ở ván 9, siêu đại kiện tướng Việt Nam và Francisco Vallejo liên tục ăn miếng trả miếng.

Hai kỳ thủ đổi quân liên tục ở tàn cuộc và kết thúc trận đấu chỉ sau 36 nước. Trận hòa này chỉ giúp Quang Liêm giành ngôi á quân siêu giải Prague Masters, dù không thua ván nào.

Quang Liêm hòa nhanh trước Vallejo ở ván cuối. Ảnh: Prague Masters.
Le Quang Liem anh 1

Quang Liêm hòa nhanh trước Vallejo ở ván cuối. Ảnh: Prague Masters.

Giải đấu tiếp theo Quang Liêm tham dự là Biel Grandmaster 2022 diễn ra tại Thụy Sỹ từ ngày 14-22/7. Sau đó, anh sẽ cùng đội tuyển Việt Nam dự Olympiad, khởi tranh từ ngày 26/7 tại Ấn Độ.

Với sự đồng hành từ HDBank, cờ vua Việt Nam tự tin góp mặt ở các giải đấu cấp độ thế giới. Trong đó, đội tuyển cờ vua Việt Nam hiện đạt thành tích cao nhất trong lịch sử thi đấu bộ môn này trên đấu trường quốc tế như hạng 10 chung cuộc và giành HCV cá nhân bàn 2 tại Olympiad 2018.

Lê Quang Liêm hòa ván đấu cuối tại giải cờ vua Prague Masters 2022

Quang Liêm và đối thủ thi đấu rất thận trọng. Sau 24 nước cờ, hai bên đã đổi xong Hậu và 1 Tượng, 1 Mã. Đến nước thứ 36, Lê Quang Liêm và Vallejo Pons Francisco chấp nhận hòa nhau.

Trong khi đó, ở cặp Harikrishna Pentala (Ấn Độ) gặp Anton Guijarro David (Tây Ban Nha), đã không có bất ngờ xảy ra khi Anton cầm quân đen chấp nhận thua sau 57 nước cờ.

Với kết quả này, Harikrishna Pentala (6,5 điểm/9 ván) giành ngôi vô địch giải cờ vua Prague Masters 2022. Lê Quang Liêm (6 điểm) xếp thứ 2 chung cuộc.

Tổng hợp

Bế mạc Giải vô địch cờ vua trẻ quốc gia-Cúp Vietcombank 2022

Giải vô địch cờ vua trẻ quốc gia-Cúp Vietcombank 2022 do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức. Ở nội dung cờ tiêu chuẩn, các kỳ thủ đến từ TP Hồ Chí Minh đã tỏ rõ sự vượt trội khi giành được tổng cộng 19 huy chương vàng (HCV), 11 huy chương bạc (HCB) và 15 huy chương đồng (HCĐ), bỏ xa các đoàn tiếp theo là Hà Nội (8 HCV), Đà Nẵng và Ninh Bình (cùng 3 HCV), Lào Cai (2 HCV)… Trước đó, đoàn TP Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu ở các nội dung cờ nhanh và cờ chớp với 30 tấm HCV, trong khi Hà Nội theo khá sát với 26 HCV.

Đoàn TP Hồ Chí Minh thắng lớn tại giải cờ vua trẻ quốc gia
 Ban tổ chức trao thưởng cho các kỳ thủ xuất sắc. 

Ở nội dung cờ truyền thống (giành cho các kỳ thủ chưa có thành tích), đoàn Hà Nội đã vươn lên dẫn đầu với 10 HCV, trong khi TP Hồ Chí Minh có thêm 8 ngôi vô địch nữa. Đoàn Đà Nẵng xếp thứ 3 với 4 HCV.

Chung cuộc, đoàn cờ vua TP Hồ Chí Minh chiếm vị trí dẫn đầu một cách thuyết phục với tổng cộng 57 HCV, 41 HCB và 54 HCĐ. Xếp thứ 2 là Hà Nội với 44 HCV, 40 HCB, 46 HCĐ. Đoàn Đà Nẵng đứng ở vị trí thứ 3 với 11 HCV, 5 HCB, 25 HCĐ. Đoàn Ninh Bình và Bắc Giang có cùng 5 HCV chia nhau các vị trí thứ 4 và thứ 5.

Đoàn TP Hồ Chí Minh thắng lớn tại giải cờ vua trẻ quốc gia
 Giải vô địch cờ vua trẻ quốc gia-Cúp Vietcombank 2022 quy tụ hơn 1.000 vận động viên

Giải vô địch cờ vua trẻ quốc gia-Cúp Vietcombank 2002 có sự tham gia của 1.031 vận động viên thuộc 43 đơn vị trên toàn quốc, đã kết thúc thành công trọn vẹn cả về chuyên môn lẫn công tác tổ chức. Sau giải đấu này, những kỳ thủ xuất sắc sẽ được chọn lọc tham gia đội tuyển trẻ cờ vua quốc gia tham dự các giải quốc tế trong thời gian tới.

Theo www.qdnd.vn

Học cờ vua cho thiếu nhi tại quận 1, quận 2, quận 3, quận 9 thành phố Hồ Chí Minh

Cờ vua từ lâu đã được biết đến là một môn thể thao trí tuệ đầy bổ ích cho mọi người. Đặc biệt với trẻ em cờ vua giúp phát triển tư duy, nhận thức, làm tăng độ nhạy bén và khả năng xử lý thông tin. Sau thời gian học trên trường, hoặc những ngày cuối tuần là thời gian lý tưởng để trẻ tham gia môn học cờ vua này. Hiện nay rất nhiều bạn nhỏ ít tham gia vận động, thường ở nhà xem tivi, điện thoại, làm hạn chế khả năng suy nghĩ, bé thường nhút nhát, thụ động. Vì thế bố mẹ hãy động viên con tham gia học cờ vua thôi nào.

LỚP HỌC CỜ VUA CHO THIẾU NHI
Học cờ vua mang lại cho trẻ nhiều lợi ích thiết thực. Ảnh HG

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618