Cách tính màu quân trong bốc thăm Hệ Thụy Sĩ
Giải thích về cách tính màu quân trong bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ - Dutch system của FIDE.
Đi cùng với sự phát triển của các phần mềm bốc thăm chuyên dụng hiện nay, Hệ Thụy Sĩ đang trở thành một thể thức thi đấu phổ biến nhất trên thế giới dành cho các môn cờ. Các giải đấu từ nhỏ đến lớn, với số lượng từ 10 người trở lên cho đến hàng trăm người đều có thể xem Hệ Thụy Sĩ như một giải pháp tối ưu để xếp cặp thi đấu. Hiện nay đa phần Ban Trọng tài ở các giải đấu tại Việt Nam đều sử dụng phần mềm Swiss-manager để bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ.
Swiss-manager là một phần mềm chuyên nghiệp, bốc thăm nhanh chóng và dễ sử dụng đến mức người bốc thăm có thể không cần biết về lý thuyết cơ bản của nguyên tắc bốc thăm, không cần phải suy nghĩ về ván đấu kế tiếp ai sẽ gặp ai, ai cầm quân Trắng, ai cầm quân Đen. Nhờ vậy, một người bốc thăm có thể xếp cặp cho cả ngàn người, cả chục bảng thi đấu chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Tiện lợi là vậy, thế nhưng nếu có một kỳ thủ nào đến khiếu nại là “Tại sao tôi không gặp anh A mà phải gặp anh B?” hoặc “Tại sao tôi lại cầm quân Đen thay vì quân Trắng?” v.v… thì mọi chuyện trở nên rối rắm, không thể giải thích được nếu ta không biết cơ bản về nguyên lý bốc thăm. Và thế là người bốc thăm chỉ trả lời đơn giản là “do máy bốc”, một câu trả lời thiếu trách nhiệm, trốn tránh. Điều này đã từng xảy ra ở nhiều giải đấu quốc gia và quốc tế.
Phần mềm Swiss-manager mà chúng ta đang sử dụng hiện nay dùng giải thuật bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ - Dutch system của FIDE. Đây là hệ bốc thăm tiên tiến và minh bạch nhất hiện nay. Nguyên lý của hệ bốc thăm này khá phức tạp, do đó tôi sẽ giải thích về nó trong một bài viết khác (các bạn có thể tham khảo đầy đủ về Dutch system trên trang web của FIDE: http://www.fide.com/component/handbook/?id=167&view=article); Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ trình bày về cách xếp màu quân khi 2 đấu thủ gặp nhau vì vấn đề này thường có nhiều người thắc mắc và khiếu nại nhất.
Trước hết ta hãy lược qua các nguyên tắc cơ bản của Hệ Thụy Sĩ nói chung theo quy định của FIDE như sau:
– Số ván đấu trong một giải phải được công bố trước.
– Hai đấu thủ chỉ gặp nhau một lần trong suốt giải đấu.
– Nếu số người tham dự là số lẻ, thì một người lẻ sẽ được miễn đấu (tiếng Anh là “Bye”) và thường được 1 điểm (số điểm này có thể được quy định khác đi tùy theo Ban Tổ chức). Ván “Bye” này xem như không có màu quân.
– Trường hợp có một đấu thủ bỏ cuộc không đến nơi thi đấu thì đối phương của anh ta cũng được 1 điểm, xem như được “Bye”. Cả 2 đấu thủ này xem như chưa từng gặp nhau, vì vậy vẫn có thể bốc thăm gặp nhau ở các ván kế tiếp.
– Một đấu thủ đã nhận được điểm từ đấu thủ bỏ cuộc sẽ không được cho miễn đấu ở các ván tiếp theo.
– Về mặt nguyên tắc chung, một đấu thủ được xếp cặp với các đấu thủ khác trong cùng một nhóm điểm.
– Hiệu số giữa số lần cầm quân Đen và quân Trắng của một đấu thủ sẽ không được lớn hơn 2 hoặc ít hơn -2. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp ngoại lệ ở vòng đấu cuối của giải đấu.
– Không có đấu thủ nào được xếp cầm một màu quân ở 3 lần liên tiếp. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp ngoại lệ ở vòng đấu cuối của giải đấu.
– Hai đấu thủ chỉ gặp nhau một lần trong suốt giải đấu.
– Nếu số người tham dự là số lẻ, thì một người lẻ sẽ được miễn đấu (tiếng Anh là “Bye”) và thường được 1 điểm (số điểm này có thể được quy định khác đi tùy theo Ban Tổ chức). Ván “Bye” này xem như không có màu quân.
– Trường hợp có một đấu thủ bỏ cuộc không đến nơi thi đấu thì đối phương của anh ta cũng được 1 điểm, xem như được “Bye”. Cả 2 đấu thủ này xem như chưa từng gặp nhau, vì vậy vẫn có thể bốc thăm gặp nhau ở các ván kế tiếp.
– Một đấu thủ đã nhận được điểm từ đấu thủ bỏ cuộc sẽ không được cho miễn đấu ở các ván tiếp theo.
– Về mặt nguyên tắc chung, một đấu thủ được xếp cặp với các đấu thủ khác trong cùng một nhóm điểm.
– Hiệu số giữa số lần cầm quân Đen và quân Trắng của một đấu thủ sẽ không được lớn hơn 2 hoặc ít hơn -2. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp ngoại lệ ở vòng đấu cuối của giải đấu.
– Không có đấu thủ nào được xếp cầm một màu quân ở 3 lần liên tiếp. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp ngoại lệ ở vòng đấu cuối của giải đấu.
Căn cứ theo những nguyên tắc như trên ta có thể hiểu đơn giản là:
1. Một đấu thủ ván trước cầm quân Trắng, thì ván sau cầm quân Đen.
2. Trường hợp không xếp được thì cho một đấu thủ giữ tiếp màu quân của ván trước.
3. Một đấu thủ đã 2 lần liên tiếp cầm quân Trắng thì ván sau phải cầm quân Đen và ngược lại.
4. Riêng ở ván cuối, nếu không còn cách nào khác thì có thể xếp cho một đẩu thủ cầm một màu quân 3 ván liên tục.
2. Trường hợp không xếp được thì cho một đấu thủ giữ tiếp màu quân của ván trước.
3. Một đấu thủ đã 2 lần liên tiếp cầm quân Trắng thì ván sau phải cầm quân Đen và ngược lại.
4. Riêng ở ván cuối, nếu không còn cách nào khác thì có thể xếp cho một đẩu thủ cầm một màu quân 3 ván liên tục.
Ở các trường hợp 1 và bên trên 3 thì dễ tính màu quân, nhưng mục 2 và 4 thì việc xếp màu quân cho 2 đấu thủ có cùng màu quân của ván trước sẽ theo nguyên tắc nào.
Qua theo dõi ở các giải toàn quốc, tôi nhận thấy đa phần mọi người chỉ hiểu nôm na là phải đổi màu quân cho kỳ thủ có số thứ tự (số xếp hạt nhân) nhỏ hơn hoặc đổi màu quân cho kỳ thủ đang xếp hạng cao hơn. Điều đó chỉ đúng một phần và chưa đầy đủ.
Qua theo dõi ở các giải toàn quốc, tôi nhận thấy đa phần mọi người chỉ hiểu nôm na là phải đổi màu quân cho kỳ thủ có số thứ tự (số xếp hạt nhân) nhỏ hơn hoặc đổi màu quân cho kỳ thủ đang xếp hạng cao hơn. Điều đó chỉ đúng một phần và chưa đầy đủ.
Theo cách bốc thăm của Dutch system, trình tự ưu tiên xếp màu quân sẽ xét theo nguyên tắc sau
(xem mục E, phụ lục C.04.3.1. Dutch System – Handbook của FIDE:
(xem mục E, phụ lục C.04.3.1. Dutch System – Handbook của FIDE:
E1. Đổi màu quân khác cho đấu thủ đã giữ 2 lần liên tiếp một màu quân.
E2. Đổi màu quân khác cho đấu thủ nào đã giữ số lượng một màu quân này nhiều hơn màu quân khác trong tổng số ván đã thi đấu.
E3. Đổi màu quân căn cứ vào việc so sánh lùi dần về các vòng đấu trước đó cho đến khi 2 đấu thủ có màu quân khác nhau.
E4. Đổi màu quân cho đấu thủ đang tạm xếp hạng cao hơn (Ở một số giải đấu phong trào, Ban Trọng tài thường tổ chức bốc thăm công bố cách xếp hạng sau khi kết thúc ván cuối, do đó ít nhiều cũng sẽ làm sai lệch kết quả bốc thăm của toàn bộ giải đấu).
E5. Ở ván đầu tiên, các đấu thủ mang số chẵn sẽ có màu quân khác với đấu thủ mang số lẻ trong cùng nhóm S1 (điều này chỉ dùng cho ván 1)
E2. Đổi màu quân khác cho đấu thủ nào đã giữ số lượng một màu quân này nhiều hơn màu quân khác trong tổng số ván đã thi đấu.
E3. Đổi màu quân căn cứ vào việc so sánh lùi dần về các vòng đấu trước đó cho đến khi 2 đấu thủ có màu quân khác nhau.
E4. Đổi màu quân cho đấu thủ đang tạm xếp hạng cao hơn (Ở một số giải đấu phong trào, Ban Trọng tài thường tổ chức bốc thăm công bố cách xếp hạng sau khi kết thúc ván cuối, do đó ít nhiều cũng sẽ làm sai lệch kết quả bốc thăm của toàn bộ giải đấu).
E5. Ở ván đầu tiên, các đấu thủ mang số chẵn sẽ có màu quân khác với đấu thủ mang số lẻ trong cùng nhóm S1 (điều này chỉ dùng cho ván 1)
Để dễ hiểu ta tham khảo một ví dụ minh họa:
Ta chọn dữ liệu tại Giải Cờ tướng vô địch hạng nhất toàn quốc 2015 bảng nữ, xét trường hợp của kỳ thủ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Bộ Công An.
Đây là trường hợp cũng ít gặp trong bốc thăm Hệ Thụy Sĩ. Ở đây ta không bàn đến việc xếp cặp với ai, nhóm điểm nào, mà chỉ bàn đến màu quân mà Hồng Hạnh được xếp trong 9 ván đấu theo Hệ Thụy Sĩ tại giải đấu.
Đây là trường hợp cũng ít gặp trong bốc thăm Hệ Thụy Sĩ. Ở đây ta không bàn đến việc xếp cặp với ai, nhóm điểm nào, mà chỉ bàn đến màu quân mà Hồng Hạnh được xếp trong 9 ván đấu theo Hệ Thụy Sĩ tại giải đấu.
Ta có bảng màu quân theo từng ván đấu như sau: (Ký hiệu trong ví dụ này: Trắng = W, Đen = B, miễn đấu= dấu trừ -)
Ghi chú: Bảng tổng hợp chỉ thống kê màu quân của các đấu thủ ở các ván đấu trước đó cho đến khi gặp Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Ván | Màu quân của Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Đấu thủ của Hồng Hạnh và màu quân xếp theo từng ván | ||||||||
Ván 1 | Ván 2 | Ván 3 | Ván 4 | Ván 5 | Ván 6 | Ván 7 | Ván 8 | Ván 9 | ||
Võ Thị Thu Hằng | Lê Thị Kim Loan | Vương Tiểu Nhi | Hoàng Thị Hải Bình | Nguyễn Thị Bình | Võ Thị Thu Hằng | Hồ Thị Thanh Hồng | Châu Thị Ngọc Giao | Nguyễn Hoàng Yến | ||
Ván 1 | B | W | B | - | W | W | W | B | B | B |
Ván 2 | B | W | W | B | B | W | W | W | W | |
Ván 3 | W | B | W | W | B | W | B | B | ||
Ván 4 | W | B | B | B | B | W | W | |||
Ván 5 | B | W | W | W | B | B | ||||
Ván 6 | W | B | B | W | W | |||||
Ván 7 | B | W | B | B | ||||||
Ván 8 | B | W | B | |||||||
Ván 9 | B | W |
Giải thích:
Ván 1: Hồng Hạnh cầm quân Đen gặp Võ Thị Thu Hằng do bốc thăm ngẫu nhiên theo điều E5.
Ván 2: Hồng Hạnh tiếp tục cầm quân Đen gặp Lê Thị Kim Loan.
Lý giải theo trình tự màu quân theo các điều từ E1 đến E4 như đã nói bên trên:
Lý giải theo trình tự màu quân theo các điều từ E1 đến E4 như đã nói bên trên:
- E1= không có
- E2 và E3= không có, vì cả 2 đi quân Đen như nhau, và chỉ mới xong ván 1.
- E4 = có, do thời điểm ván 2 Kim Loan xếp hạng trên vì vậy đổi màu quân cho Kim Loan cầm quân Trắng
(Kể từ lúc này, những trường hợp không thỏa theo điều nào sẽ không lập lại)
Ván 3:
Hồng Hạnh có 2 ván Đen, BB, gặp Vương Tiểu Nhi có 1 ván bye và 1 ván Trắng (-W). Như vậy trường hợp này thỏa điều E1, ưu tiên đổi màu quân cho Hồng Hạnh cầm quân Trắng.
Hồng Hạnh có 2 ván Đen, BB, gặp Vương Tiểu Nhi có 1 ván bye và 1 ván Trắng (-W). Như vậy trường hợp này thỏa điều E1, ưu tiên đổi màu quân cho Hồng Hạnh cầm quân Trắng.
Ván 4:
Hồng Hạnh đã giữ màu quân 3 ván trước là BBW (2 Đen, 1 trắng) gặp Hoàng Hải Bình có màu quân 3 ván trước là WBW (2 Trắng 1 Đen). Như vậy trường hợp này thỏa điều E2, Hồng Hạnh tiếp tục cầm quân Trắng để cho cả 2 đấu thủ đều cân bằng màu quân tại ván 4.
Hồng Hạnh đã giữ màu quân 3 ván trước là BBW (2 Đen, 1 trắng) gặp Hoàng Hải Bình có màu quân 3 ván trước là WBW (2 Trắng 1 Đen). Như vậy trường hợp này thỏa điều E2, Hồng Hạnh tiếp tục cầm quân Trắng để cho cả 2 đấu thủ đều cân bằng màu quân tại ván 4.
Ván 5:
Hồng Hạnh đã giữ màu quân 4 ván trước là BBWW gặp Nguyễn Thị Bình có màu quân WBWB, cả 2 đều cân bằng màu quân nhưng màu quân của Hồng Hạnh thỏa theo điều E1, buộc phải cầm quân Đen ván thứ 5.
Hồng Hạnh đã giữ màu quân 4 ván trước là BBWW gặp Nguyễn Thị Bình có màu quân WBWB, cả 2 đều cân bằng màu quân nhưng màu quân của Hồng Hạnh thỏa theo điều E1, buộc phải cầm quân Đen ván thứ 5.
Ván 6: Hồng Hạnh đã có 3 ván Đen, 2 ván Trắng (BBWWB), do đó sẽ cầm Trắng khi gặp Võ Thị Thu Hằng có 3 Trắng, 2 Đen (WWBBW), thỏa điều E2, cân bằng màu quân.
Ván 7:
Trong 6 ván Hồng Hạnh với màu quân BBWWBW (3 Trắng, 3 Đen) gặp Hồ Thị Thanh Hồng cũng 3 trắng 3 Đen, BWWBWB; Vì vậy căn cứ vào ván 6, thỏa theo điều E3, Hồng Hạnh buộc phải đổi sang cầm quân Đen.
Trong 6 ván Hồng Hạnh với màu quân BBWWBW (3 Trắng, 3 Đen) gặp Hồ Thị Thanh Hồng cũng 3 trắng 3 Đen, BWWBWB; Vì vậy căn cứ vào ván 6, thỏa theo điều E3, Hồng Hạnh buộc phải đổi sang cầm quân Đen.
Ván 8: Sau 7 ván, Hồng Hạnh có số màu quân gồm 3 Trắng, 4 Đen, BBWWBWB, gặp Châu Thị Ngọc Giao cũng 3 Trắng, 4 Đen nhưng khác thứ tự từng ván BWBWBWB. Màu quân cân bằng, buộc phải xét theo điều E3 trước là đi ngược lại từng ván trước đó.
- ở ván 7: cả 2 cầm đều quân Đen, buộc phải xét đến ván trước
- ở ván 6: cả 2 cầm đều quân Trắng, buộc phải xét đến ván trước
- ở ván 5: cả 2 cầm đều quân Đen, buộc phải xét đến ván trước
- ở ván 4: cả 2 cầm đều quân Trắng, buộc phải xét đến ván trước
- ở ván 3: Hồng Hạnh cầm quân Trắng, Ngọc Giao cầm quân Đen. Đến đây đã có sự khác nhau giữa 2 đấu thủ. Thỏa theo điều E3 phải đổi màu quân cho Hồng Hạnh cầm quân Đen, Ngọc Giao cầm quân Trắng.
Ván 9:
Sự trùng hợp thiếu may mắn lặp lại với Hồng Hạnh như ở ván 8.
Sau 8 ván Hồng Hạnh đã cầm 5 lần Đen, 3 lần Trắng, BBWWBWBB, gặp Nguyễn Hoàng Yến cũng 5 Đen và 3 Trắng, BWBWBWBB. Xét lùi lại các ván trước đó thì cả 2 đấu thủ có khác màu quân ở ván 3, Hồng Hạnh đã cầm quân Trắng, còn Hoàng Yến cầm quân Đen. Như vậy thỏa theo điều E3, Hồng Hạnh phải tiếp tục cầm quân Đen 3 lần liên tiếp ngay tại ván cuối, điều này cũng khớp theo nguyên tắc ngoại lệ của bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ.
Sự trùng hợp thiếu may mắn lặp lại với Hồng Hạnh như ở ván 8.
Sau 8 ván Hồng Hạnh đã cầm 5 lần Đen, 3 lần Trắng, BBWWBWBB, gặp Nguyễn Hoàng Yến cũng 5 Đen và 3 Trắng, BWBWBWBB. Xét lùi lại các ván trước đó thì cả 2 đấu thủ có khác màu quân ở ván 3, Hồng Hạnh đã cầm quân Trắng, còn Hoàng Yến cầm quân Đen. Như vậy thỏa theo điều E3, Hồng Hạnh phải tiếp tục cầm quân Đen 3 lần liên tiếp ngay tại ván cuối, điều này cũng khớp theo nguyên tắc ngoại lệ của bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ.
Tương tự tại bảng nam, sau 10 ván thi đấu, Trềnh A Sáng có 5 ván Trắng, 5 ván Đen, WBWBWBWBWB, gặp Lại Lý Huynh cũng 5 Trắng, 5 Đen, BWWBWBWBWB. Xét lùi lại các ván trước thì 2 đấu thủ khác màu quân với nhau tại ván 2 Trềnh A Sáng cầm quân Đen và Lại Lý Huynh cầm quân Trắng. Như vậy thỏa theo điều E3, A Sáng được cầm quân Trắng ở ván thứ 11.
Các bạn có thể tham khảo dữ liệu bốc thăm của giải này tại http://chess-results.com/tnr168109.aspx
Trên đây là trình bày sơ nét về cách tính màu quân trong Hệ Thụy Sĩ, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các bạn./
IA Nguyễn Phước Trung - Vietnamchess
0 nhận xét:
Đăng nhận xét