Làm mẫu, Chỉ ra lỗi sai và cách bạn đang thực hành tự kiểm soát bản thân.
Tất cả chúng ta đều có nhu cầu kiểm soát cuộc sống của chính mình và đôi khi cần phải đẩy mình vào những cố gắng làm một điều gì đó hoàn hảo. Mặc dù chúng ta biết rằng việc học đòi hỏi phải sai lầm và thất bại, đôi khi không rõ ràng với trẻ em và người lớn cũng thưỡng mắc phải. Chúng ta có xu hướng biết tất cả trong mắt chúng và đôi khi chúng ta muốn củng cố suy nghĩ đó để kiểm soát tốt hơn hành vi của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ, trên con đường học tập nhiều chông gai (tức là sai lầm là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng), điều quan trọng là nhận ra rằng tất cả con người phạm sai lầm là để học.
Bạn, một phụ huynh dường như không thể sai lầm, hãy đặt tên cho lỗi sai khi bạn mắc phải. “Nhìn mẹ cũng bị ngã này” là một câu nói gần đây của tôi khi tôi bị ngã ở cầu thang. Làm cho trẻ nhận thức được rằng nó không chỉ là rất bình thường khi mắc lỗi mà quan trọng là trưởng thành và học hỏi từ nó giúp con bạn trở nên sẵn sàng để thử những điều mới và đạt được sự tự tin.
Một khoảnh khắc gây ấn tượng mạnh mẽ đối với con của bạn có thể là khi bạn đang tức giận với chúng và nói “Bố/ mẹ cần làm dịu cơn nóng giận này nên bố/ mẹ sẽ ở một mình trong phòng vài phút”. Khớp nối cách bạn đang dùng để kiểm soát bản thân, đặc biệt là khi nó liên quan đến con bạn, có thể biến một thời điểm khó khăn thành cơ hội giảng dạy và học tập cho cả hai người.
Sử dụng hệ quả logic
Suốt thời thơ ấu, các cậu bé và cô bé đang học về hệ quả. Khi tôi làm điều này, nó sẽ tác động như thế nào đến môi trường và những người xung quanh tôi? Khoa thần kinh học đã phát hiện ra rằng bộ não chưa được thiết lập hoàn toàn hợp lí với các mẫu tư duy logic phù hợp cho đến khi con người hai mươi tuổi.
Một hệ quả logic rõ ràng là “Bạn phá hủy nó, bạn phải sửa chữa nó”. Nhưng đôi khi hệ quả logic đòi hỏi phải xem xét nhiều hơn một chút về phía học sinh. Nếu một đứa trẻ làm tổn thương cảm xúc của một đứa trẻ khác, sau đó đưa ra một lời xin lỗi chân thành có thể là một hệ quả logic phù hợp. Nhưng một đứa trẻ cũng có thể cần phải được khuyến khích để sửa đổi bằng cách làm điều gì đó cho bạn thay vì chỉ xin lỗi.
Nếu một đứa trẻ trong lúc tức giận cố ý hủy hoại một vật quý giá đối với mẹ nó, sau đó việc thay thế vật đó có thể đi kèm với một lời xin lỗi chân thành, trẻ cần có một khoảng thời gian để nói chuyện và thực hành cách phù hợp để thể hiện sự tức giận với cha mẹ. Hệ quả logic sẽ giúp trẻ thực hành tư duy phản ánh và cách thể hiện nó, nếu một đứa trẻ không thể tự kiểm soát trong một khoảnh khắc, chúng vẫn có cơ hội để sử dụng khả năng tự kiểm soát của mình và khắc phục bất kì tổn thất tinh thần hoặc thể chất mà chúng đã gây ra.
Huấn luyện: Giúp con bạn làm việc hướng tới những hi vọng và mục tiêu của cậu bé/ cô bé
Con bạn thích thú với điều gì ở trường học hay ở nhà? Cô bé thích thử thách bằng cách cưỡi một chiếc xe đạp lớn hơn? Có phải cô bé đang học một nhạc cụ mới? Cô bé đang phải đấu tranh với các bạn mới? Huấn luyện cô bé thông qua các quá trình khớp nối, làm việc hướng tới và đạt được mục tiêu của mình sẽ yêu cầu cô bé thực hành kiểm soát bản thân với một người lớn có kinh nghiệm hơn để cô được huấn luyện và hỗ trợ trên đường đi.
Dưới đây là các bước để bạn, với tư cách huấn luyện viên của cô bé, có thể làm theo để hướng dẫn cho cô bé hướng tới thành công và đạt được mục đích của mình.
1. Giúp con bạn hiểu rõ mục tiêu của mình
Giúp một đứa trẻ đặc biệt hiểu rõ mục tiêu của mình có thể hỗ trợ cô bé, và bạn với tư cách là huấn luyện viên của cô bé cần xác định các bước cần thiết để đạt được mục tiêu. Nó thậm chí còn mạnh mẽ hơn nếu mục tiêu đó được thể hiện trên giấy và dán lên tường để nhìn thấy thường xuyên. Để cô bé tham gia tạo văn bản, vẽ hoặc cắt dán tranh ảnh trên tạp chí đại diện cho mục tiêu của mình.
2. Nói chuyện về các bước thực hiện.
Những gì cô bé phải làm để có thể thổi sáo? Kiếm bản nhạc và nhạc cụ. Tham dự các tiết học. Thực hành 3 lần/ tuần. Thật dễ dàng để có một mục tiêu nhưng việc học và theo đuổi các bước cần thiết để đạt được nó thì có thể là thử thách đối với trẻ. Trở thành huấn luyện viên hỗ trợ cho những bước đi này và cô bé sẽ có cơ hội thành công cao hơn. Ngoài ra, cung cấp thông tin phản hồi và tăng cường khuyến khích đặc biệt khi mục tiêu trở thành thách thức và thành công đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực.
4. Kỉ niệm các bước nhỏ trên đường đi
Nói ra khi cô bé đạt đến các cột mốc khác nhau trên đường đi. Kỉ niệm các bước có thể chỉ đơn giản bằng một lời khích lệ hoặc chỉ ra cô bé đã đi được bao xa kể từ khi bắt đầu.
5. Kỉ niệm và tổ chức một nghi thức khi mục tiêu hoàn thành.
Hoàn thành một mục tiêu là một vấn đề lớn và cần được kỉ niệm phù hợp. Gia đình bạn có cách nào để nhận ra thành tích? Nếu không, sau đó hãy tạo ra một nghi lễ. Đi ra ngoài cho một bữa ăn tối hoặc tráng miệng đặc biệt. Đưa con bạn đến một nơi đáng thèm muốn mà bình thường chúng không được đến. Đặc biệt cho phép chúng đóng vai trò lãnh đạo gia đình trong dịp này vì thành tích của chúng.
Tạo cơ hội thực hành và trải nghiệm
Luyện tập chờ đợi.
“Mẹ, con muốn ăn snaaackkk!” bạn nghe thấy tiếng con từ một góc xa của ngôi nhà. Bạn có nhảy ngay vào chuẩn bị bữa ăn nhẹ khi bạn đang dở tay sắp xếp lại tủ quần áo hoặc nói chuyện với chồng bạn về một công việc quan trọng của gia đình? Phản ứng của phụ huynh không có nghĩa là nhảy dựng lên với mọi yêu cầu. Trong thực tế, mặc dù nó có vẻ phản trực giác, hãy để con bạn thực hành chờ đợi như là một cách giúp đỡ chúng.
Một gia đình gồm các cá nhân với các nhu cầu khác nhau, tất cả đều là điều quan trọng. Nếu bạn đang phải làm gì đó, hãy để cho con bạn biết rằng chúng cần chờ đợi đến khi bạn có thể tạm dừng và sau đó bạn có thể giúp đỡ thực hiện các mong muốn của con. Tất nhiên, tôi không gợi ý bạn để cho chúng chờ đợi nếu chúng bị thương hay có trường hợp khẩn cấp nhưng hầu hết các tình huống trong ngày không phải là những loại này.
Trẻ em có thể có cơ hội mỗi ngày để thực hành tự kiểm soát nếu bạn để cho chúng chờ đợi. Nó cũng cung cấp cho bạn cơ hội để tôn trọng nhu cầu của bạn và những người khác trong gia đình bằng cách không bỏ tất cả mọi thứ để đáp ứng mong muốn của con em mình.
Khởi đầu các trò chơi hợp tác, học tập hoặc các hoạt động khác
Các trò chơi và hoạt động hợp tác đòi hỏi trẻ em phải tìm ra cách chúng có thể chơi cùng nhau. Nó giúp trẻ thực hành thiết lập các quy tắc và mong muốn, củng cố với những người khác. Thực hành giúp chúng ghi nhớ các quy tắc và bắt đầu sử dụng các quy tắc đó để kiểm soát bản thân. Thời gian chơi, thời gian học, các bữa tiệc sinh nhật và chơi ngoài trời đều là cơ hội để giới thiệu các trò chơi hợp tác. Bạn không cần bất kì vật liệu đặc biệt nào để khuyến khích các trò chơi hợp tác. Dựng lại một câu chuyện trong vở kịch đầy kịch tính là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ em khi thực hành các kĩ năng hợp tác.
Điều chỉnh lại những lời nói nhảm và nỗ lực để kiểm soát người khác.
Nếu bạn xem băng video của tôi khi là còn một đứa trẻ chơi với những đứa trẻ hàng xóm, bạn có thể gọi tôi là “Người thích chỉ huy” (Bossy). Nhiều người đã làm như vậy. Nhưng trong thực tế, tôi đã phát triển các kĩ năng tự điều chỉnh. Tất cả mọi đứa trẻ bắt đầu học tự điều chỉnh bằng cách đầu tiên, quan sát những người khác mắc lỗi và vi phạm quy tắc.
Trẻ có thể nhìn thấy sai lầm của những đứa trẻ khác rõ hơn so với việc chúng có thể nhận ra nó trong bản thân mình. Một đứa trẻ “mách lẻo” về một đứa trẻ khác là chúng đang cố gắng điều khiển người khác để nội hóa và học điều khiển chính bản thân mình. Nhiều cha mẹ thường hay la mắng trẻ về cách cư xử này vì họ không nhận ra điều này là một phần quan trọng trong quá trình học hỏi của chúng. Nhiều cha mẹ có thể lo lắng rằng con cái họ sẽ trở thành một nhà độc tài gia đình chứ không phải là hiểu biết và thực hành theo các quy tắc và kì vọng.
Thay vì khiển trách một đứa trẻ “mách lẻo” về anh chị em hoặc bạn bè, bạn có thể hồi đáp bằng cách tôn trọng quá trình học tập của chúng. Con bạn có thể nói “chị Hoa vừa xé một trang giấy và việc đó là sai”. Bạn có thể trả lời “Mẹ rất vui vì con hiều đó không phải là một việc làm tốt nhưng mẹ đoán chị Hoa đang học các quy tắc. Hãy đi nói chuyện với chị và xem chúng ta có thể làm gì để giúp chị sửa lại quyển sách nhé”.
Thử một cái gì mới cho vui
Giới thiệu cho con bạn một trải nghiệm hoặc hoạt động mới và sau đó giúp chúng thông qua quá trình học tập. Gần đây tôi đưa con mình đi trượt băng lần đầu đầu tiên vào ngày cậu bé được nghỉ học (tại royal city). Tôi đã quên rằng việc giữ thăng bằng và nhập được vào một nhịp điệu trên băng khó như thế nào. Cậu bé ngã rất nhiều. Cậu bé bám khư khư vào tường và tay tôi khi tôi đang cố gắng giữ thăng bằng để giúp cậu. Với sự huấn luyện nhẹ nhàng và những lời động viên thường xuyên, cậu bé vẫn tiếp tục. Và khi tôi hỏi con có muốn nghỉ ngơi không thì cậu đã lắc đầu. Cậu bé cương quyết hơn và không bị ngã nữa. Và cậu bé đã làm được, tất nhiên rồi. Một môn thể thao mới, một công việc thủ công, thử sức với âm nhạc hoặc các hoạt động khác đòi hỏi một số kĩ năng sẽ đem lại niềm vui, ít áp lực cho con cái bạn trải nghiệm quá trình sử dụng khả năng tự điều khiển bản thân của chúng để kiên trì học một kĩ năng mới.
Tạo một môi trường hồi đáp: Nhất quán các quy tắc và thói quen.
“Cha/ mẹ rất mệt mỏi. Chúng ta không cần làm theo thói quen đọc sách trước khi đi ngủ tối nay nữa” có thể là một ý nghĩ gây lo lắng quanh quẩn trong đầu bạn ngày qua ngày. Hoặc “Nếu tôi nói không, cậu bé sẽ không biết cách cư xử phù hợp. Tôi có cần liệt kê ra đây các cuộc chiến mà tôi biết là đang đến không?”. Đó là thử thách trong cuộc sống bận rộn của các bậc cha mẹ để thích nghi với các quy tắc và thói quen. Nó thậm chí còn khó khăn hơn để tạo sự thống nhất, đồng thuận giữa 2 bố mẹ bận rộn, những người có lịch trình khác nhau và có ít thời gian để nói về các quy tắc phối hợp và chiến dịch thực hành thói quen!
Cuối cùng, các quy tắc phục vụ mục đích giúp tất cả các thành viên trong gia đình đạt được các mục tiêu cá nhân và tập thể của họ. Người lớn cũng cần ranh giới giống như trẻ em. Nếu trẻ em được phép tham gia một cuộc trò chuyện về các quy tắc bắt đầu với việc đặt ra các mục tiêu cho bản thân, chúng sẽ hiểu được các quy tắc giúp chúng đạt được ước mơ của mình. Với tư cách một người tham gia quá trình tạo lập, trẻ em sẽ sẵn sàng và tham gia với tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn những mong đợi của gia đình bạn.
Một trong những quy tắc trong gia đình mà chúng tôi duy trì hàng ngày là tất cả đồ chơi phải được thu gom và cất đi trước khi đi ngủ. Con trai tôi có luôn làm như vậy không? Không nhất thiết nhưng điều quan trọng là các thói quen của gia đình luôn cần được tôn trọng và duy trì nhất quán để trẻ được học tập và thực hành các hành vi dự kiến (và không nhầm lẫn bằng cách thay đổi kì vọng). Trẻ em luôn xem cha mẹ như mô hình tự chủ của mình khi chúng mệt mỏi và không muốn, một lần nữa, nói không hay củng cố một giới hạn.
Nếu có một ngày tệ hại đến với bạn: nhà vệ sinh tràn nước và nhà tắm ngập lụt. Trẻ bị cảm nhưng thời hạn cho các công việc vẫn phải được đáp ứng. Và ở giữa tất cả những rắc rối đó, dường như chúng ta cần phải tập trung vào việc tự kiểm soát bản thân để vượt qua những ngày này. Một sự hài hước có thể giúp đỡ bạn. Và cần phải hiểu rằng khi chúng ta đang nói chuyện với con cái về hi vọng và ước mơ của chúng, trợ giúp chúng trong việc thử một cái gì đó mới hoặc giúp chúng lau sàn phòng tắm, chúng ta đang cho chúng luyện tập một kĩ năng sẽ phục vụ chúng suốt đời.
Nguồn: Học viện ngôn ngữ CleverKids