Khi kỳ thủ 24 tuổi Magnus Carlsen lên ngôi tại siêu giải có từ lâu đời Tata Steel Masters ở Wijk aan Zee (Hà Lan) mới đây thì chúng ta thấy điều ngẫu nhiên là 4 kỳ thủ xếp sau Carlsen đều là những kỳ thủ có tuổi đời như Carlsen hoặc trẻ hơn Carlsen. Trong khi đó, ở bảng Challengers thì kỳ thủ trẻ 15 tuổi người Trung Quốc Wei Yi chiếm nhất bảng.
Điều này nói lên điều gì? Phải chăng khi công nghệ đã phát triển thần tốc và việc ứng dụng chúng vào trong cờ vua đã làm nên sự khác biệt, nói đúng ra là sự bứt phá ngoạn mục của thế hệ trẻ hiện nay?
Generation 6 (1990-1994) - bao gồm Wesley So, Anish Giri và Magnus Carlsen - Generation 1 (1968-1972) - Vassily Ivanchuk | photo: Alina l'Ami, Tata Steel Chess Tourament 2014
Exodus (di cư) – đó là thuật ngữ kinh thánh ngắn gọn mà JanTimman (đại kiện tướng cờ vua người Hà Lan, người được đánh giá là kì thủ Hà Lan mạnh nhất sau Max Euwe) mô tả về làn sóng các kỳ thủ tràn ngập từ Tây sang Đông những năm cuối thập niên 80 và đầu những năm 90. Gelfand, Anand, Ivanchuk, Shirov - đó là những kỳ thủ nổi tiếng nhất, ngoàira còn có hàng chục hoặc hàng trăm kỳ thủ trước đó chưa từng được biết đến, chủ yếu từ các khối Xô Viết.
Bắt đầu từ năm 1992, tại kỳ Olympiad lần thứ 30 (một năm sau khi Liên bang Xô viết tan rã), các nước thuộc khối Xô viết cũ cho thấy sức mạnh của mình khi thay nhau vô địch Olympiad, và các kỳ thủ của họ cũng thay nhau vô địch các giải cờ danh giá. Nhưng..từ khi có sự xuất hiện của chiếc máy tính thì thế giới cờ vua không còn đơn cực nữa. Dấu ấn mạnh nhất là vào năm 1996, khi GarryKasparov bị “quái vật” Deep Blue đánh bại. Rõ ràng kể từ khi các phần mềm máy tính sử dụng nền tảng Window thay vì Dos, sức mạnh xử lý của chúng đã thay đổi chóng mặt. Máy tính đã kết thúc sự thống trị của con người.
Việc này đã giúp cho các kỳ thủ trẻ thực hiện một bước nhảy vọt về chất lượng trong khâu chuẩn bị, nhất là về khai cuộc trong các trận đánh. Những kỳ thủ thuộc thế hệ cũ ít tiếp thu công nghệ đã nhanh chóng bị cuốn ra rìa chỉ trong vài năm. Sự khác biệt trong các loại vũ khí khai cuộc mới đã làm các thế hệ cũ choáng váng và những quy tắc cũ dường như đã không theo kịp với thực tế.
Nhiều năm sau đó, cái cách mà Magnus Carlsen, Maxime Vachier-Lagrave, Anish Giri, Wesley So, Ding Liren xử lý các ván cờ với những kỳ thủ lớn tuổi hơn họ cả chục tuổi ở Wijk aan Zee 2015 đã cho chúng ta thấy bình minh của một kỷ nguyên mới đã mở ra.
Sau đây là đánh giá phân loại các kỳ thế hệ kỳ thủ, tất nhiên là tương đối:
Thế hệ X: những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1968-1982
Thế hệ Y (Millennial): những người sinh từ năm 1983 cho đến đầu những năm 90
Thế hệ Z: những người sinh từ đầu những năm 90 đến những năm cuối thập niên 2000
Trong top 100 hiện nay dựa vào độ tuổi của họ ta lại chia ra làm 7 thế hệ. Với lưu ý rằng top 100 ở trên dựa vào BXH tháng 2/2015 của FIDE. Duy nhất chỉ có Nigel Short (sinh năm 1965, hạng 80 thời điểm tháng2/2015) là không nằm trong danh sách. Có lẽ Nigel Short cũng thích sự khác biệt không đụng hàng này của mình. Trong top 100 còn có sự hiện diện của 2 nữ kỳ thủ là Judit Polgar và Hou Yifan, cũng nằm trong đánh giá này, mặc dù họ là nữ.
Thế hệ 1 (1968 — 1972)
Thế hệ 2 (1973 — 1977)
Thế hệ 3 (1978 — 1981)
Thế hệ 4 (1982 — 1985)
Thế hệ 5 (1986 — 1989)
Thế hệ 6 (1990 — 1994)
Thế hệ 7 (1995 — 1999)
Hãy nhìn vào những đặc điểm của từng nhóm tuổi:
GENERATION NO.1 (THẾ HỆ THỨ NHẤT)
Akopian và Shirov là học sinh của trường Botvinnik, Gelfand là học sinh của trường Petrosian. Còn khi nói đến Ivanchuk thì mọi thứ đều rõ ràng, trong khi Anand chơi giải đấu mạnh nhất đầu tiên của mình ở nội dung round-robin tại USSR (Xô viết). Sự ảnh hưởng của trường phái cờ Xô viết có thể được cảm nhận rõ nét nhất từ khâu chuẩn bị khai cuộc đến việc xử lý tàn cuộc trong các ván cờ của các kỳ thủ xuất sắc. Thế hệ thứ nhất chắc chắn đã bị ánh hào quang của Garry Kasparov phủ mờ. Thế hệ thứ nhất là những người đầu tiên khám phá phương pháp mới trong việc chuẩn bị khai cuộc trong khi vẫn bảo tồn những tinh túy của các thế hệ trước đó. Một trong số họ gần đây cũng chịu khó tìm tòi, áp dụng công nghệ điện toán đám mây để phân tích khai cuộc.
GENERATION NO.2 (THẾ HỆ THỨ HAI)
Nhiều người trong nhóm này vẫn còn làm cho thế giới choáng váng như thần đồng: Judit Polgar, Kamsky, Kramnik, Svidler –điều này không có gì ngạc nhiên cả. Trong danh sách này phần lớn đến từ Đông Âu. Một số trong nhóm có sự sáng tạo về lý thuyết về cờ vua, có thể kể đến Kramnik. Hãy nhìn cách mà Kramnik trình diễn ở giải tuyển chọn người để tranh danh hiệu với Anand năm 2013 sẽ thấy được điều đó. Tuy nhiên những khó khăn về kinh tế ít nhiều cũng ảnh hưởng đến họ trong việc nghiên cứu cờ. Trong các phương pháp đào tạo của họ hóa ra có nét tương tự như thế hệ trước đó.
GENERATION NO.3 (THẾ HỆ THỨ BA)
Thành tựu to lớn nhất mà thế hệ này có được đó chính là chức vô địch của Kasimdzhanov tại giải FIDEWorld Chess Championship 2004 ở Tripoli.
GENERATION NO.4 (THẾ HỆ THỨ TƯ)
Thế hệ này chứng kiến sự bứt phá của từng kỳ thủ trong mỗigiai đoạn: đầu tiên, trong những năm muộn thập niên 90 là sự xuất sắc của Etienne Bacrot, sau đó Grischuk nổi lên vào năm 2000, Ponomariov vào năm 2001 và cuối cùng là Levon Aronian vào năm 2006. Họ nắm giữ rất nhiều danh hiệu, duy chỉ có danh hiệu World Champion cổ điển trong số họ chưa ai đạt được.
GENERATION NO.5 (THẾ HỆ THỨ NĂM)
Có thể miêu tả thế hệ này là mãnh liệt, nguy hiểm và ngoan cường (fierce, dangerous and tenacious). Nhưng một cái gì đó dường như đã đi sai quỹ đạo với những kỳ thủ sinh ra trong thời kỳ này, và kết quả là rất nhiều người đã theo bước chân của thế hệ thứ 3, chấp nhận làm phụ tá giúp việc cho các kỳ thủ hàng đầu. Một lời giải thích có thể tìm được trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Có vẻ như họ là những người chơi cờ vua đầu tiên hoạt động trên các mạng xã hội (facebook, twitter), vì thế đặt nền móng cho "Digital Natives".Đó là một chủ đề riêng biệt mà chúng ta sẽ không lạm bàn ở đây.
GENERATION NO.6 (THẾ HỆ THỨ SÁU)
Thế hệ này có sự hiện diện của Carlsen, Caruana, Giri, Vachier-Lagrave…và vô số tài năng khác. Việt Nam chúng ta cũng có hai tài năng thuộc thế hệ này là Quang Liêm và Trường Sơn. Gọi đây là câu lạc bộ của những người chiến thắng cũng không sai. Thế hệ này liên tiếp ẵm nhiều giải lớn nhỏ. Ở họ là sự kết hợp của thực tiễn với sự quyết đoán, máy tính và các phương pháp cổ điển, sức bền và sự tập trung tuyệt vời trong từng ván đấu. Họ đã & đang thành công, là người hấp dẫn các nhà tài trợ và các nhà tổ chức giải đấu.
Quang Liêm, Trường Sơn tại Fide World Chess 2013
Đây cũng là thế hệ quốc tế thực sự đầu tiên khi các kỳ thủ đếntừ nhiều Quốc gia khác nhau. Tiếng Anh tốt, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin tốt, không có lý do gì mà họ không thành công được. Chúng ta có Skype xuất hiện vào giữa thập niên 2000 hỗ trợ cho việc trao đổi qua mạng, facebook –twitter – torrents xuất hiện cùng một thời điểm. Facebook – twitter giúp tương tác qua mạng. Còn torrents giúp tải tài liệu cờ vua..
Thời nay còn có các điện thoại thông minh (smartphone), máytính bảng (tablet) với các ứng dụng cờ vua phong phú thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Nâng cao trình độ là rất dễ nếu như chúng ta chịu khó học hỏi.
GENERATION NO.7 (THẾ HỆ THỨ BẢY)
Carlsen mới 11, 12 tuổi thì đã biết sử dụng máy tính để chuẩn bị cho các giải đấu cũng như luyện tập trên Internet. Bây giờ trẻ em tiếp cận còn sớm hơn. Tiến bộ công nghệ đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều tài năng khác.Máy tính đóng một vai trò quan trọng đối với các kỳ thủ, nhất là các kỳ thủ trẻ.Nó như là một giáo viên, người hướng dẫn, là cố vấn và là một người bạn vậy.. Còn đối với người hâm mộ, chắc hẳn sẽ thấy khó chịu nếu như ván đấu trên mạng xem trực tuyến mà không có Houdini hay anh “cá kho” Stockfish phân tích.
Ở thế hệ này, Wei Yi trẻ tuổi nhất nhưng lại có bước nhảy vọt nhất. Chỉ mới 13 tuổi + 8 tháng + 23 ngày đã đạt danh hiệu GM (trẻ nhất, đứngthứ 4 sau Sergey Karjakin, Parimarjan Negi và Magnus Carlsen). Rồi khi mới 15tuổi + 9 tháng thì kỳ thủ trẻ người Trung Quốc này nắm giữ kỷ lục “kỳ thủ trẻnhất có mặt trong trong nhóm 2700+” (BXH Liên đoàn cờ thế giới FIDE tháng3/2015 cho hay Wei Yi đạt 2706 Elo).
Wei Yi chatting with Chinese-born Dutch GM Zhaoqin Peng. Photo Alina l'Ami (Tata Steel Challengers 2015)
Cờ vua của Trung Quốc còn có nhiều tài năng khác như LuShanglei thể hiện xuất thần tại giải cờ chớp thế giới tổ chức ở Dubai (đập Carlsen, Mamedyarov…) hay Bai Jinshi chiến thắng tại London Chess Classic Open. Ở các giải đấu, các kỳ thủ trẻ người Trung Quốc dù là buổi sáng, trưa hay chiều tối thì họ sẽ tập trung tại một nơi, kết nối Wifi và dành hàng giờ liền để lướt internet. Họ không nói chuyện với nhau, không uống bất cứ thứ gì. Dường như họkhông quan tâm đến môi trường xung quanh. Tất cả ở họ là tập trung vào các thiết bị như smartphone, tablet, laptop.
Qua 7 thế hệ cờ vua, chúng ta thấy rằng mấy thế hệ đầu (thế hệ 1, 2, 3) có kinh nghiệm trận mạc nhưng sức bền trong các trận tay đôi kéo dài hàng giờ của họ đã không còn như xưa. Trong khi đó, thế hệ ở nhóm giữa (thế hệ 4,5) là sự giao thoa giữa kinh nghiệm, sức bền, khả năng nắm bắt công nghệ. Còn thế hệ cuối (6,7) người ta gọi họ là Zeitgeist (tinh thần của thời đại hay tinh thần của thời gian). Thế hệ này có vẻ đang thắng thế và sẽ là tinh hoa của cờ vua hiện đại ngày nay.
Nguồn : Sưu Tầm
- Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Quận 2 : Số 5 Đường Cao Đức Lân Phường An Phú Quận 2 TP.Hồ Chí Minh
- Quận 9 : 449 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh
- Quận 9 : 449 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh
*** Bình Dương***
- Thuận An : A1B101 Khu Đô Thị Becamex - Khu Việt Sing - Thuận An - Bình Dương
- Thủ Dầu Một : Số 1, Đường CMT8, Phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
-----------------------------------------------------
Web : www.daycovua.edu.vn - www.hoicovua.vn - www.hoccovua.stt.vnEmail : coquocte@gmail.com
HOTLINE : 090.264.1618
0 nhận xét:
Đăng nhận xét