Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Bảo tàng cờ vua thứ ba trên thế giới khai trương ở Moscow

Bảo tàng cờ vua thứ ba trên thế giới vừa được khai trương ở Moskva. Đây là một sự kiện đặc biệt, vì từ trước tới nay trên toàn thế giới chỉ có hai bảo tàng như vậy – ở Hà Lan và Thụy Sĩ. Điều đáng thắc mắc là đến tận bây giờ mới có một bảo tàng như vậy được thành lập ở Nga. 

ban co thi dau Giua Karpov va Kasparov
 Gian phòng trưng bày hiện vật trận đấu tranh chức vô địch thế giới giữa A. Karpov và G. Kasparov
Nga là quốc gia có hàng triệu người chơi cờ vua và có tám nhà vô địch thế giới về môn cờ vuatrong những năm khác nhau từ thời Liên Xô và Nga. Những truyền thống đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Trong những năm gần đây, Nga có thể tự hào về thành tích đặc biệt của đội tuyển nữ Nga, trong tháng Tám năm nay đã trở thành vô địch lần thứ ba liên tiếp tại cuộc thi đấu giành giải cờ vua thế giới tại thành phố Tromso của Na Uy.
Hầu hết các hiện vật triển lãm của bảo tàng mới là bộ sưu tập hơn 100 năm
của ông Vyacheslav Dombrowski, người Leningrad. Trong nhiều năm qua bộ sưu tập này được trưng bày tại văn phòng Liên đoàn Cờ vua Nga. Bộ sưu tập cũng được mệnh danh là “bảo tàng”, nhưng tiếp cận sự trưng bày này rất hạn chế. Đến bảo tàng mới, bạn có thể thấy tất cả những gì liên quan với môn thể thao có nguồn gốc từ thời cổ đại nhưng mãi mãi trẻ trung: các bộ cờ của các nước, các thời đại khác nhau làm bằng bạc, bằng gỗ gụ, gỗ đàn hương, ngọc trai, thủy tinh, bằng vỏ bạch dương, và thậm chí có cả bàn cờ làm bằng dây điện. Tại đây cũng trưng bày các loại cúp, giải thưởng khác nhau, các bức tranh, hình vẽ, tranh khắc và chạm gỗ về chủ đề cờ vua, ảnh chụp các nhà vô địch và nhiều thứ khác.
goc cua bao tang
Một góc của bảo tảng: nơi có nhân viên bảo tàng giới thiệu những mẫu quân bàn cờ thi đấu
Người xem có thể ngạc nhiên trước bộ cờ Mông Cổ, quân Vua là người mục đồng, còn quân Hậu là con chó. Có những bàn cờ thuộc loại rất hiếm. Ví dụ, bàn cờ năm 1850, có các quân cờ tạc theo hình binh lính quân đội của Napoleon và vua nước Phổ Frederick Đại đế. Trong cuộc sống thực, họ không hề gặp nhau trên chiến trường, bởi vì khi Friedrich qua đời, Napoleon mới 17 tuổi. Có những hiện vật đáng chú ý khác như bàn cờ vua Ethiopia thế kỷ 17, bàn cờ do các nghệ nhân làng Kholmogory ở Nga chạm khắc vào thế kỷ 18, bàn cờ Anh “Hạt đại mạch” thế kỷ 19…
Trong số các hiện vật có giá trị nhất có bàn cờ do Mao Trạch Đông tặng bác sĩ riêng của Stalin, ông Vladimir Vasilenko. Năm 1952, ông Vasilenko đã chữa cho vị lãnh đạo Trung Quốc khỏi bệnh. Trong bảo tàng còn có bộ cờ vua đã từng ở trên quỹ đạo. Các phi hành gia từng đưa bộ cờ này lên trạm vũ trụ quốc tế ISS nhằm kiểm tra hoạt động của não trong điều kiện không trọng lượng. Để các quân cờ không bay lung tung khắp con tàu, chúng được gắn trên bảng và di chuyển qua các rãnh đặc biệt.
Averbakh
Đại cao thủ Averbakh- ĐKT, nhà lý thuyết cờ tàn, nhà lịch sử cũng đến dự nhân ngày khai trương
Người đầu tiên đến tham quan bảo tàng là kỳ thủ cao niên Yuri Auerbach. Nhà vô địch cờ vua của Liên Xô, người đoạt hàng chục giải thưởng lớn và được vinh dự mang tên một nước cờ, năm nay đã 92 tuổi.
Trụ sở chính: 47 Đường Dương Văn An, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:125-127 , D3 Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Cơ sở Quận 3: 188 Đường Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Cơ sở Quận 5: Tầng 3, Parkson Hùng Vương, 126 Hồng Bàng, Quận 5, TPHCM
Cơ sở Quận 7: R2.48 Hưng Gia 3, Đặng Đại Độ, P.Tân Phong, Q7, TP HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức : 252 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TPHCM

HOTLINE : 0902641618

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618