(GDVN)- Quan niệm cho con học các môn cơ bản là chính, các môn năng khiếu, nghệ thuật hay vận động chỉ là phụ thì giờ đây nên có cái nhìn thay đổi.
TS Xã hội học Đỗ Thị Vân Anh – Trưởng khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Công Đoàn bày tỏ quan điểm về việc cần cho trẻ rèn luyện kỹ năng từ nhỏ, thay vì chỉ bắt trẻ chăm chăm vào học các môn cơ bản. Điều này sẽ giúp trẻ cân bằng được giữa các môn văn hóa và các kỹ năng rèn luyện qua các môn nghệ thuật.
Theo TS. Đỗ Thị Vân Anh, về mặt khoa học, rõ ràng các môn nghệ thuật có thể giúp trẻ tiếp nhận kiến thức tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Kỹ năng học sinh có được khi học các môn nghệ thuật có thể giúp các em linh hoạt hơn, thích thú hơn, qua đó học tập hiệu quả hơn, vì vậy nó gián tiếp giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống. Hiện tại có nhiều Trung tâm có đào tạo các lớp năng khiếu, nhưng với Trung tâm năng khiếu Tuệ Minh theo TS. Vân Anh ở đây có đầy đủ các phương tiện, đội ngũ thầy cô giáo để dạy chuyên nghiệp nhất, giúp cho trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ đang học cách tính bàn tính số học UCMAS tại Trung tâm năng khiếu Tuệ Minh. Ảnh Xuân Trung |
Các kỹ năng trẻ cần có được bên cạnh việc học các môn văn hóa gồm:
Vẽ: Thực tế các cha mẹ hãy khuyến khích trẻ học vẽ càng sớm càng tốt vì môn học này giúp trẻ nâng cao khả năng sáng tạo, phát triển trí não. Không những giúp trẻ thông minh hơn, học vẽ còn mang lại những lợi ích như: Rèn luyện trí nhớ, các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày.
Theo TS. Vân Anh, vẽ cũng giúp nâng cao khả năng quan sát, những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.
Ngoài ra, vẽ còn có tác dụng nâng cao khả năng tưởng tượng, sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc. Vẽ cũng giúp trẻ hoạt động và bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc của trẻ.
Múa: Theo TS. Vân Anh, múa là một cách tuyệt vời cho tất cả mọi người muốn có vóc dáng khoẻ mạnh và cân đối. Ngoài sự sảng khoái, múa còn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác.
Lớp học múa tại Trung tâm năng khiếu Tuệ Minh. Ảnh Xuân Trung |
Múa còn giúp trẻ tăng độ dẻo dai. Hầu hết các lớp múa bắt đầu với một vài động tác khởi động. Những người học múa phải cố gắng cật lực để đạt được đầy đủ các động tác, tập luyện bài múa sao cho dẻo và uyển chuyển.
Múa còn nuôi dưỡng kỹ năng xã hội. Các lớp học múa yêu cầu sự tương tác giữa các thành viên với nhau, điều này hình thành kỹ năng làm việc nhóm vì trẻ phai cộng tác với nhau để tạo ra những màn múa tập thể. Nếu động tác trẻ thực hiện quá nhanh hoặc quá chậm, trẻ sẽ thấy cần điều chỉnh lại. Điều vô cùng quan trọng là trẻ sẽ biết về vai trò cá nhân trong một tập thể. Trẻ sẽ học được nhiều kinh nghiệm từ một xã hội thu nhỏ như tương tác nhóm và giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, múa còn giúp trẻ cải thiện tính kỷ luật và tính kiên nhẫn, thúc đẩy sự tự tin.
Cờ vua: Theo TS. Đỗ Thị Vân Anh, hiện nay, môn Cờ vua đã được đưa vào chương trình giảng dạy của các trường mầm non và tiểu học tại các nước phát triển (như Nga, Mỹ, Singapore…). Các nghiên cứu về lợi ích của cờ vua với giáo dục đã chứng minh rằng môn thể thao trí tuệ này giúp trẻ thông minh hơn bằng cách phát triển các kỹ năng như: Tập trung, trí nhớ tưởng tượng theo logic, khả năng tư duy cụ thể, giúp trẻ phát triển khả năng đánh giá tình huống, ngoài ra còn phát triển thêm tính sáng tạo và tính kỷ luật khi được học môn này.
Bàn tính và số học trí tuệ UCMAS: Theo các nghiên cứu khoa học, để tạo ra sự phát triển toàn diện của não bộ, cả não phải và não trái cần phải được luyện cùng lúc. Sự sáng tạo sẽ đạt đỉnh cao chỉ khi cả hai bán cầu não phải và trái trao đổi và điều phối lẫn nhau. Chương trình bàn tính và số học trí tuệ là một chương trình bài bản được kiểm chứng với thời gian sử dụng công cụ là BÀN TÍNH trên toàn cầu để giải quyết các yêu cầu vế số học, rất tốt cho phát triển toàn bộ trí não.
Qua việc rèn luyện các kỹ năng, thao tác với bàn tính, Toán UCMAS yêu cầu phải phối hợp cả tay, mắt và trí não, rất tốt để bồi dưỡng các khả năng cho trẻ về khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ, khả năng lĩnh hội, khả năng tưởng tượng, khả năng sáng tạo, tốc độ và sự chính xác, khả năng tự lực.
Khẳng định lại, TS. Đỗ Thị Vân Anh cho rằng, việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, cần hiểu rõ là việc đưa giáo dục nghệ thuật vào nhà trường để rèn luyện các kỹ năng không có nghĩa là nhà trường có kế hoạch phát triển các họa sỹ, nhạc sỹ…mà việc bổ sung chương trình để phát triển toàn diện.
“Chúng ta không tìm cách biến đổi một nhà toán học hay một doanh nhân thành môt nhà thơ, mà giúp họ cảm nhận thưởng thức được vẻ đẹp của thơ. Thực tế nghệ thuật giúp họ hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống” TS. Đỗ Thị Vân Anh cho hay.
Trụ sở chính: 47 Đường Dương Văn An, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:125-127 , D3 Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Cơ sở Quận 3: 188 Đường Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Cơ sở Quận 5: Tầng 3, Parkson Hùng Vương, 126 Hồng Bàng, Quận 5, TPHCM
Cơ sở Quận 7: R2.48 Hưng Gia 3, Đặng Đại Độ, P.Tân Phong, Q7, TP HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức : 252 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TPHCM
HOTLINE : 0902641618
0 nhận xét:
Đăng nhận xét