Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC CỜ VUA

HƯỚNG DẪN HỌC CỜ VUA 

HỌC CỜ VUA TẠI HỒ CHÍ MINH
HOTLINE : 090 264 1618
Trụ sở chính: 47 Đường Dương Văn An, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Cơ sở 1: 125-127 Đường D3, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Cơ sở 2: 188 Đường Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Cơ sở 3: 86B Đường Hùng Vương, TP Tân An, Tỉnh Long An

1.HƯỚNG DẪN CHƠI CỜ VUA- CÁCH ĐI QUÂN

Để có thể cùng các con học chơi cờ, các bạn phải tìm hiểu đôi chút về cờ vua, các nguyên tắc đi quân và cách chơi. Hy vọng với bài hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các vị phụ huynh phần nào hiểu được các quy tắc khi chơi cờ và hỗ trợ các cháu học tại nhà.



Cờ vua là trò chơi trí tuệ gồm 2 người chơi. Một bên cầm quân trắng, một bên cầm quân đen.
Mỗi bên lần lượt thực hiện nước đi của mình.

- Bàn cờ vua gồm 64 ô
- 8 hàng ngang, 8 cột dọc.
- Cách sắp xếp các quân như trong hình.

Luật cờ vua quy định:
Bên trắng luôn luôn đi trước.
- Hậu trắng luôn đứng ở ô màu trắng.


1. Quân cờ và giá trị các quân.




Tốt


Chúng ta bắt đầu với quân tốt. Tốt là chú lính chì nhỏ bé nhất bàn cờ. Chú có giá trị 1 điểm.




Quân mã có giá trị 3 điểm.



Tượng

Giá trị của tượng cũng như của mã, 3 điểm.


Quân xe là 1 quân khá mạnh trên bàn cờ. Nó có giá trị lớn hơn quân mã và quân tượng vì nó di chuyển được nhiều hơn. Quân xe có giá trị 5 điểm.


Hậu

Quân mạnh nhất bàn cờ là quân hậu, với sức mạnh lan tỏa như xe và tượng. Quân hậu có giá trị 9 điểm. 


Vua


Cuối cùng là quân vua.
Theo bạn, quân vua có giá trị bao nhiêu? 
100 điểm? 1000 điểm? Trong cờ vua, mất vua là thua cờ. Vì vậy quân vua chính là cả ván cờ. 

Trẻ thường dễ dàng học giá trị của các quân mà không cần hiểu ý nghĩa của chúng. Mặc dù trẻ có thể nói rằng quân Mã 3 điểm, quân Xe 5 điểm, nhưng chúng vẫn không muốn đổi quân Mã lấy quân Xe của đối phương bởi chúng không muốn bị mất quân Mã của mình. Khi đó, chúng ta có thể hỏi trẻ liệu chúng có sẵn sàng đổi 3” cái kẹo” để lấy 5 “cái kẹo” không, như vậy trẻ sẽ dễ dàng hiểu và liên tưởng đến các quân trong Cờ vua. Bạn cũng có thể giúp trẻ nhớ được giá trị của quân cờ bằng cách hỏi giá trị của các quân mỗi khi di chuyển chúng.


2. Cách đi quân và bắt quân đối phương


2.1 Quân Xe

Bài học này sẽ dạy các bạn cách di chuyển xe và cách dùng xe mình để bắt quân đối phương.

-
Quân Xe đi theo cột dọc và hàng ngang.
- Nó có thể đi tiến, đi lùi, sang phải, sang trái.
- Quân Xe có thể bắt quân của đối phương bằng cách bỏ quân đối phương ra khỏi bàn cờ và đặt Xe mình vào vị trí thay thế.
- Quân Xe không thể nhảy qua đầu các quân khác để đi.




- Xe bị chặn bởi tốt của mình.



- Xe trắng có thể bắt quân tốt đen của đối phương.

2.2 Quân Tượng


Quân tượng đi theo các đường chéo. 
- Tượng đứng ở ô màu trắng sẽ đi theo các đường chéo trắng.
- Tượng đứng ở ô màu đen sẽ đi theo các đường chéo đen.
- Cũng giống như quân Xe, quân tượng có thể bắt được quân của đối phương nếu quân của đối phương nằm trên đường đi của tượng
.
2.3 Quân Hậu


Quân hậu là quân mạnh nhất bàn cờ. 
- Quân hậu có thể di chuyển giống quân Xe theo hàng ngang, cột dọc.
- Quân hậu cũng có thể di chuyển giống quân tượng theo các đường chéo.
- Tại vị trí trung tâm bàn cờ quân hậu có thể đi đến 27 vị trí.
2.4 Quân Vua


Mỗi khi di chuyển quân vua chỉ được đi 1 ô duy nhất.
- Quân vua có thể đi tiến, đi lùi, đi ngang, đi dọc, đi chéo.





- Vua trắng có thể bắt quân đối phương nếu quân đó nằm trên đương đi của Vua.


Đối với quân vua có 1 quy định đặc biệt.

Vua không được đứng hay di chuyển đến ô mà nó có thể bị bắt bởi quân đối phương.

Ở đây vua không thể di chuyển đến vị trí mà nó có thể bị bắt bởi xe đổi phương.

Trong thế cờ trên đây vua trắng chỉ có thể đi đến 1 ô duy nhất.


Tất cả các ô khác đều đã bị quân đen kiểm soát.

2.5 Quân Mã

Quân mã là 1 quân cờ thật đặc biệt. Nó di chuyển không giống với bất kỳ quân nào khác trên bàn cờ. Có lẽ quân mã có cách nhảy giống những chú ngựa.
Quân mã trên bàn cờ vua di chuyển theo hình chữ L. Nó có thể đi tiến, lùi, trái, phải.
- Trong hình, quân mã có thể di chuyển đến tất cả các điểm có hình tròn.
- Một điểm đáng lưu ý trong cách di chuyển mã, là khi mã đứng ở ô màu trắng nó bắt buộc phải di chuyển đến ô màu đen, và ngược lại.

Trong hình trên, quân mã trắng có thể bắt được tất cả các tốt đen đứng trên đường đi của nó.

Không giống như các quân khác, quân mã có thể nhảy qua các quân khác để đến vị trí nó cần đến, giống như 1 chú ngựa. 

2.6 Quân Tốt

Tiếp theo đây chúng ta sẽ học về cách di chuyển của quân cuối cùng trên bàn cờ. Quân tốt.
Ở lượt đi đầu tiên, quân tốt có thể tiến lên 1 ô hoặc 2 ô.


Sau nước đi đầu tiên, quân tốt chỉ được tiến lên 1 ô duy nhất.

Quân tốt không được đi lùi.



Trong thế cờ ở hình trên, cả 2 tốt đều bị phong tỏa, không bên nào di chuyển được.

Không giống như các quân khác, quân tốt không bắt quân nằm trên đường đi của nó.


Tốt đi thẳng nhưng bắt quân theo đường chéo.

3. Những nước đi đặc biệt trong Cờ Vua


3.1. Phong Cấp Tốt


Quân tốt khi tiến xuống hàng ngang cuối cùng sẽ được phong cấp thành: Hậu, Xe, Tượng, Mã. Tùy người chơi lựa chọn 



Trong hình, quân tốt đã phong cấp thành Hoàng Hậu.

3.2. Bắt Tốt Qua Đường

Hãy nhớ rằng quy tắc bắt tốt qua đường luôn luôn xuất hiện khi quân tốt của mình bắt tốt của đối phương nếu nó di chuyển xuyên qua nước bắt quân của mình.



Bên trắng có tốt ở hàng thứ 5.
Bây giờ đến lượt bên đen đi. Anh ta có quân tốt ở cột bên cạnh.



Bên đen vừa mới đẩy tốt của anh ta lên 2 ô.
Bây giờ trắng có thể lựa chọn, anh ta có thể bắt tốt đen.


-

Bên trắng đã thực hiện xong nước bắt tốt qua đường.

3.3. Nhập Thành

Nhập thành: Đây là nước đi cho phép đổi vị trí giữa Vua và quân Xe. Cả Vua và Xe được di chuyển đồng thời chỉ được tính có một nước đi mà thôi.
Cách thực hiện nước đi Nhập thành : Cầm Vua di chuyển 2 ô về hướng Xe, sau đó cầm tiếp Xe di chuyển về hướng Vua, đi qua mặt Vua và đặt ngay vào ô bên cạnh Vua.
Điểm đặc biệt của nước đi này là: Vua thông thường chỉ được phép di chuyển từng ô một thì ở đây được di chuyển qua 2 ô, và Xe thì lại có thể nhảy qua đầu Vua.
Nhập thành là nước đi quan trọng trong mỗi ván cờ, không những chỉ nhằm mục đích an toàn Vua mà còn nhanh chóng đưa Xe ra tham chiến để giành thế chủ động.


Vì mỗi đấu thủ có 2 Xe, nên chúng ta có đến 2 cách nhập thành :

Cách 1 : Bên trắng đã thực hiện nước nhập thành ngắn (còn gọi là nhập thành cánh Vua) kí hiệu là
“ 0-0 “ (Bên trắng)

Cách 2 : Bên đen đã thực hiện nước nhập thành dài (còn gọi là nhập thành cánh Hậu) kí hiệu là “ 0-0-0”


Các điều kiện để Nhập thành ( có 6 điều kiện )

1. Mỗi bên chỉ được phép nhập thành duy nhất một lần trong suốt cả ván cờ.
2. Vua và Xe tính cho đến thời điểm nhập thành vẫn chưa hề di chuyển khỏi vị trí lần nào. 
3. Giữa Vua và Xe không có bất cứ quân nào khác (nghĩa là khoảng trống )
4. Trong khi nhập thành, Vua không bị bất cứ quân nào của đối phương chiếu.
5. Sau khi nhập thành, Vua không rơi đúng vào nước chiếu của quân đối phương.
6. Khi nhập thành, Vua không di chuyển qua ô cờ đang bị quân đối phương kiểm soát 



Chú ý: + Luật Cờ vua quy định khi thực hiện nước nhập thành, đấu thủ phải cầm Vua trước sau đó mới cầm Xe. ( Nếu cầm Xe trước sẽ phải thực hiện nước đi quân Xe )
+ Nhập thành không phải là nước bắt buộc.

1.Khái niệm khu trung tâm & triển khai quân Phần 1

Trong toán học, để làm được vô vàn phép nhân 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số...với nhau thì các bạn phải thuộc lòng bảng cửu chương. Tương tự như vậy, trong cờ vua có hàng trăm, hàng nghìn các thế biến khác nhau trong giai đoạn mở đầu ván cờ. Phải chăng cần thiết phải học thuộc lòng và ghi nhớ tất cả những phương án đó như thể chúng ta học bảng cửu chương ?. Khi đối thủ đi 1 nước "lạ" bạn phải làm như thế nào ? Nhà vô địch thế giới Emanuel Lasker đã từng nói: "biết cách chơi cờ không thể chỉ là công việc của trí nhớ đơn giản, vì việc ghi nhớ các thế biến không phải là điều thiết yếu; trí nhớ là thứ vũ khí quý báu, không thể để phung phí cho những việc vụn vặt. Cần ghi nhớ không phải những kết luận mà là các phương pháp chơi. Phương pháp rất lanh lợi. Nó có thể giúp ích trong mọi trường hợp."
Kết thúc bài học này, các bạn sẽ nắm được những khái niệm và nguyên lý ra quân cơ bản. Nhờ đó, các bạn sẽ luôn có đáp án đúng mỗi khi đối phương đi nước cờ "lạ".
học cờ vua | ranh giới bàn cờ vua
Dòng màu đỏ chia đôi bàn cờ thành 2 phần bằng nhau, ta gọi dòng này là ranh giới.

Học cờ vua | Khu trung tâm
Khu trung tâm gồm 4 ô màu xanh lá cây d4, d5, e4, e5.

Khi ta đi 1, 2 hoặc 3 quân cờ tiến về phía ranh giới màu đỏ không có nghĩa là chúng ta triển khai quân. Một nước đi gọi là triển khai quân khi nước đi nàycó liên quan đến việc giành lấy khu trung tâm. Tại sao phải giành lấy khu trung tâm. Những ví dụ dưới đây giải thích tại sao mục đích tối thượng của khai cuộc là giành lấy khu trung tâm.

Học cờ vua | Khu trung tâm
Quân mã khi nằm ở góc chỉ "kiểm soát" được 2 ô, quân mã nằm ở trung tâm "kiểm soát" được 8 ô.

học cờ vua | tốt ở khu trung tâm
Quân tốt nằm ở góc chỉ kiểm soát được 1 ô, quân tốt nằm ở trung tâm kiểm soát được 2 ô.

Khu trung tâm là trục đường huyết mạch và thuận lợi nhất để đưa quân qua lại tấn công đối phương. Tất cả hỏa lực của trận đánh phần lớn được bắn phá xuyên qua khu trung tâm. Ai kiểm soát được trung tâm có nghĩa là vừa mở đường cho mình vừa khóa chặt được các mũi tiến công của đối phương và hạn chế tối đa áp lực bên địch, khiến cho đối phương muốn đưa quân lên công kích phải đi đường vòng hay lâm vào ngõ cụt.

học cờ vua | khu trung tâm
Hình 1

Đen với 2 tốt và 2 mã hoàn toàn làm chủ khu trung tâm, phong tỏa mọi hướng đi của quân trắng

học cờ vua | khu trung tâm
Hình 2

Quân đen tạo áp lực khủng khiếp lên khu trung tâm, thế cờ của trắng sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian.

Khai cuộc bên trắng

học cờ vua | khu trung tâm
Hình 3

Được cầm quân trắng, nước đầu tiên bạn có nên đi 1 trong những nước sau không a3, a4, h3, h4, b4, g4?. Hãy cho biết những nước này có kiểm soát ô nào ở khu trung tâm không ?

học cờ vua | khu trung tâm
Hình 4

Ở hình 4, ta dễ nhận thấy những nước đi tốt biên a3, a4, h3, h4 và b4, g4 không kiểm soát ô nào ở trung tâm, chúng là những nước vô ích, chỉ khiến bạn lãng phí thời gian. Vậy nên đừng bao giờ đi chúng khi khai cuộc !.

học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 5
Nước đi tốt c3 tuy kiểm soát 1 ô trung tâm (ô d4) và mở đường cho Hậu. Nhưng tốt ở c3 cũng chiếm mất ô hay nhất dành cho Mã (ô giúp mã kiểm soát cùng một lúc 2 ô trung tâm e4, d5). Nước này tuy hay hơn a3, a4, h3, h4, b4, g4 nhưng vẫn là nước dở, không nên đi.

học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 6


Hình 6, nước đi tốt c4 cũng có tác dụng tương tự c3, nhưng nó không lấy mất ô c3. Sau khi đi tốt c4, trắng có thêm 2 ô c2 và c3 để đặt quân cờ.Không gian bên cánh hậu rộng hơn. Một trong những nước ra quân hoàn hảo. Nước đi tốt c4 ban đầu gọi là khai cuộc Anh.

Một số thuật ngữ cần nhớ:

  • Ta dùng từ "khai cuộc" để chỉ nước đi đầu tiên của bên trắng. Ví dụ: khai cuộc Anh, khai cuộc 4 Mã, khai cuộc Tượng....
  • Phòng thủ: để chỉ nước đáp lại của bên đen. Ví dụ: phòng thủ Pháp, phòng thủ Sicilian, phòng thủ Caro-Kann....
  • Ván cờ: chỉ khai cuộc chung, không nhằm vào bên nào. Ví dụ: ván cờ Tây Ban Nha, ván cờ Ý....
Tương tự, ta hãy xem xét 2 nước f3 và f4
học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 7
học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 8

Nước f3, f4 đều kiểm soát 1 ô trung tâm. Nhưng 2 nước này đều làm suy yếu cánh vua cụ thể là đường chéo e1-h4. Cả 2 nước này thậm chí còn kém hơn nước c3, do vậy hãy quên chúng đi.

Hãy xem 2 nước d3 và d4


học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 9


Nước tốt d3 kiểm soát 1 ô trung tâm (ô e4) và mở đường cho tượng. Điểm hạn chế của nước đi này chỉ mở ra 1 ô màu vàng để đặt quân cờ vào đó, khiến không gian trung tâm trở nên chật chội. Đây là nước đi trung bình.

học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 10

Nước d4 giúp trắng chiếm lấy ô d4 và kiểm soát ô e5, tổng cộng 2 ô trung tâm. Đồng thời mở đường chéo cho tượng, tạo ra 2 ô màu vàng giúp trắng có nhiều không gian ở trung tâm hơn nước d3. Nước d4 là một trong những nước ra quân hoàn hảo.

Hãy xem 2 nước e3 và e4

học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 11

Nước e3 giúp trắng kiểm soát 1 ô trung tâm (ô d4) , đồng thời mở ra 2 đường chéo lớn cho tượng và hậu. Tuy nhiên nước đi này chỉ mở ra 1 ô e2 khiến trung tâm của trắng gò bó. Tương tự d3, tốt e3 là nước đi trung bình.

học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 12

Nước đi e4 giúp trắng chiếm ô e4 và kiểm soát ô d5, tổng cộng 2 ô ở trung tâm. Nước e4 mở ra 2 ô e2, e3, giúp trắng có nhiều không gian ở trung tâm hơn. Nước e4 là nước ra quân hoàn hảo.

Hãy cho biết những nước đi Mã sau đây Ma3, Mh3, Mc6, Mf6. Đâu là nước khai cuộc hoàn hảo ?

Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 13

Nước nhảy mã ra biên Ma3, Mh3 đều không kiểm soát ô nào ở trung tâm. Do đó chúng là những nước dở, đừng nên đi chúng khi khai cuộc !.

Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 14

Nước Mc3 giúp trắng kiểm soát 2 ô trung tâm d5, e4. Nhưng tai hại là quân Mã đã bít đường của quân tốt. Tốt c2 không thể lên c4 khiến cho cánh hậu trở nên chật chội. Mc3 là nước đi trung bình.

Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 15


Nước Mf3 giúp trắng kiểm soát 2 ô trung tâm d4, e5. Tuy mã bịt đầu quân tốt f2 nhưng ta không cần đi quân tốt này làm gì. Tốt lên f4 như đã trình bày ở trên, chỉ khiến cánh vua bị suy yếu. Nước Mf3 là nước ra quân hoàn hảo.

Hãy xem 2 nước đi tốt b2 và g2.

Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 16
Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 17

Nước đi tốt lên b2 hoặc g2, bản thân chúng không phải là những nước đi hoàn hảo nhưng sau khi quân tượng triển khai lên ô b2 (hình 16) hoặc g2 (hình 17), trắng sẽ kiểm soát đường chéo lớn trong đó có 2 ô trung tâm. Nước g2 hay hơn là nước b2 vì sau khi Tg2 trắng tiếp tục bằng Mf3, cuối cùng nhập thành cánh vua, vị trí vua trắng an toàn hơn. Với nước b2 vua trắng sẽ vẫn còn mắc kẹt ở trung tâm, nếu nhập thành cánh hậu thì phải đi thêm vài nước nữa. Hình 18 và 19 dưới đây cho thấy điều đó.

Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 18: Vua trắng an toàn nhờ nhanh chóng nhập thành cánh Vua

Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 19: Vua trắng mắc kẹt ở trung tâm do chưa thể nhập thành ngay được.


Nước đi tốt g2 cũng xem như là nước khai cuộc hoàn hảo.

Học cờ vua | nguyên lý khai cuộc
Hình 20
Kết luận: bên trắng có tổng cộng 5 nước khai cuộc hoàn hảo gồm: c4, d4, e4, Mf3 và g2 (sau đó Tg2).

 Ván cờ minh họa:
1. d4    c6
2. c4    e6
3. e4    Mh6
Trắng liên tục đi 3 nước hoàn hảo. Đen đi nước "lạ", dĩ nhiên trắng không bỏ lỡ cơ hội củng cố khu trung tâm.
4. Mf3   a5
Đen lại đi nước "lạ".
5. Mc3
Lưu ý rằng, ở đây Mc3 không bít đầu tốt cột c nên Mc3 cũng được xem là nước hoàn hảo .
Đen đã tạo cơ hội cho trắng đi liên tục 5 nước cờ hoàn hảo. Đến đây trắng hoàn toàn làm chủ khu trung tâm và kiểm soát 1 loạt ô màu vàng thuộc lãnh địa bên đen. (Hình 21).

Học cờ vua | Nguyên lý khai cuộc
Hình 21

2.Khái niệm khu trung tâm và triển khai quân Phần 2

Trong bài này, ta bắt đầu với một số khái niệm:
  • Mở rộng trung tâm, mở rộng cánh hậu.
  • Tem là gì ?
học cờ vua | khu trung tâm
Hình 1

Hình 1, rõ ràng trung tâm bên trắng rộng hơn bên đen. Về giá trị yếu tố không gian trên bàn cờ, Emanuel Lasker viết "Không chỉ việc ăn hơn quân hay tốt, mà cả việc chiếm lĩnh được không gian buộc đối phương muốn đến được phải chịu mất mát, cũng rất có giá trị. Ta càng chiếm được không gian càng nhiều thì càng hạn chế được sự hoạt động của đối phương, cũng như hạn chế số nước mà họ có thể sử dụng để phòng thủ hay uy hiếp bên ta".

học cờ vua | khu trung tâm
Hình 2

Hình 2, trắng đi tốt e5 để mở rộng trung tâm.
học cờ vua | khu trung tâm
Hình 3

Hình 3, đen đi tốt b5 mở rộng cánh hậu.

Tem là nước đi làm chậm sự phát triển quân ( Phát triển quân là đi nước có liên quan đến việc giành lấy khu trung tâm).

Ván cờ minh họa 1:
1.e4  d5
2.exd Hxd5
3.Mc3

học cờ vua | khu trung tâm
Hình 4

Trắng triển khai thêm 1 quân mã, trong khi đó đen buộc phải chạy hậu thay vì triển khai 1 quân cờ khác. Ta nói trắng lợi tem hay lợi nước đi, đen mất tem.
3........Hg5
4.d4  Qh4
5.Mf3 Qf6

học cờ vua | khu trung tâm
Hình 5
Hình 5, trắng lợi 3 tem, đen liên tục mất 3 tem sau 3 nước đi hậu vô ích.

Khai cuộc bên đen

e4

Học cờ vua | Khai cuộc e4
Hình 6
Hình 6, trắng đi e4, hãy liệt kê một số phương án giúp đen giành lấy khu trung tâm ?

Học cờ vua | Khai cuộc thoáng
Hình 7
Hai bên đều đẩy tốt trước Vua lên cao (1.e4 e5) gọi là khai cuộc thoáng. Nếu đen không đi e5 mà nước khác gọi là nửa thoáng.

Học cờ vua | Phòng thủ Sicilian
Hình 8

Phòng thủ Sicilian, kiểm soát ô d4. Khai cuộc nửa thoáng.
Học cờ vua | Phòng thủ Pháp
Hình 9
Phòng thủ Pháp, tiếp theo d5 gây áp lực lên ô e4. Hạn chế là tượng cánh hậu bị gò bó. Khai cuộc nửa thoáng.

Học cờ vua | Phòng thủ Caro-Kann
Hình 10
Phòng thủ Caro-Kann, tiếp theo d5 gây áp lực lên ô e4. Hạn chế là tốt c6 lấy mất ô hay nhất của mã. Khai cuộc nửa thoáng.

Học cờ vua | Phòng thủ Hiện Đại
Hình 11
Phòng thủ Hiện Đại , chuẩn bị Tg2 gây áp lực lên 2 ô trung tâm d4, e5. Khai cuộc nửa thoáng.

d4

Học cờ vua | Khai cuộc d4
Hình 12

Hình 12, trắng đi d4 (khai cuộc kín). Hãy liệt kê một số phương án giúp đen giành lấy khu trung tâm ?

Học cờ vua | Khai cuộc d4
Hình 13
Đen đi tốt d5, nước hay tương tự nước d4.

Học cờ vua | Khai cuộc d4
Hình 14
Đen Mf6 kiểm soát 2 ô trung tâm. Lưu ý, ta không đi Mc6 bịt đầu tốt cột c.

Học cờ vua | Khai cuộc d4
Hình 15
Phòng thủ Benoni, gây áp lực lên d4.

Học cờ vua | Khai cuộc d4
Hình 16
Chuẩn bị Tg2, gây áp lực lên d4, e5. Có thể là phòng thủ Đông Ấn, Pirc hoặc Grunfeld.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618